Đỡ đẻ cho mèo | 9 Vấn đề nghiêm trọng có thể gặp phải | Cập nhật 2024

Đỡ đẻ cho mèo | 9 Vấn đề nghiêm trọng có thể gặp phải | Cập nhật 2024

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Giảm Ngay 10%

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN KHUYẾN MÃI

Table of Contents

Cuối cùng, ngày bé mèo đẻ cũng đã đến! Đương nhiên rằng để đỡ đẻ cho mèo thành công, bạn sẽ cần chuẩn bị khá nhiều thứ quan trọng để có thể sẵn sàng chăm sóc cả mèo mẹ và mèo con ngay sau đó!

Các bạn không nên tự đỡ đẻ cho mèo, tốt nhất các bạn nên cho các bé sinh ở cơ sở thú y, để phòng trường hợp bé nhà bạn gặp biến chứng nghiêm trọng trong lúc sinh con. 

Mèo có thai trong bao lâu? 63-68 ngày
Thời gian lâm bồn của mèo mẹ4-16 giờ
Chi phí đỡ đẻ cho mèo tại thú y~1.000.000VND/ lần
Tổng quan về đỡ đẻ cho mèo, cập nhật năm 2024

Tốt nhất, các bạn nên triệt sản cho bé ngay từ 4 tháng tuổi (trước mùa động dục đầu tiên) để giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Đây cũng chính là cách để kéo dài tuổi thọ mèo. 

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn mèo nhà mình đẻ từ 1-2 lứa trước triệt sản, tốt nhất nên hiểu rõ về các dấu hiệu mèo sắp đẻ để giúp bé chuẩn bị tốt nhất!

Cùng tham khảo ngay cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà, với các bước như sau:

Chuẩn bị kỹ ngay trước ngày chuyển dạ

Có kinh nghiệm đỡ đẻ cho mèo cực kỳ quan trọng, để đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng. Với giai đoạn chuẩn bị trước ngày chuyển dạ, các bạn sẽ cần nhớ: 

  • Ngày dự sinh: Hãy ghi lại ngày dự sinh của mèo (thường sẽ từ 63-68 ngày sau khi giao phối).
  • Hộp/ Ổ đựng mèo con là điều cực kỳ quan trọng. Các bạn có thể mua hộp nhựa nếu thích, hoặc tự làm hộp tại nhà. Ổ của mèo cần phải thoả mãn các tiêu chí: 
  • Thoải mái, ấm áp và trong một căn phòng yên tĩnh được giữ ở nhiệt độ khoảng 22°C
  • Đủ lớn để chứa cả mèo mẹ và mèo con, mèo mẹ có thể đứng ngồi thoải mái, duỗi người hoàn toàn và xoay người vào trong (lý tưởng là phần nắp hộp luôn mở
  • Được lót bằng vật liệu cotton mềm, có khả năng thấm hút (ví dụ: khăn tắm, bộ tắm giường hoặc miếng lót vệ sinh chó mèo).
  • Thành của thùng carton, hộp đựng mèo nên đủ cao để chứa mèo con mới sinh không bò ra ngoài. 
  • Có bác sĩ thú y tin cậy, ở ngay gần nhà bạn. hãy đảm bảo rằng bạn có số điện thoại của bác sĩ thú y trong trường hợp cần bất kỳ trợ giúp khẩn cấp nào. 
  • Đảm bảo mèo mẹ được ăn uống đầy đủ, tẩy giun và chăm sóc tốt nhất trong thời kỳ mang thai.
  • Chụp X-quang và khám thai cho bé để kiểm tra sức khoẻ của mèo con
Cần lưu ý gì khi đỡ đẻ cho mèo?
Cần lưu ý gì khi đỡ đẻ cho mèo?

Sát ngày sinh nở

Khi mèo của bạn chuẩn bị sinh, ống sinh sẽ dẫn giãn ra và mở rộng, trong khi mèo con quay về đúng vị trí để sinh. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 đến 12 giờ, với khá nhiều các hành vi thay đổi, ví dụ như mèo mẹ sẽ bồn chồn và hay nói hơn; trốn vào góc để cào ổ; rất thích chải chuốt và liếm lông (đặc biệt là xung quanh âm hộ của cô ấy), thở hổn hển hoặc ăn ít hơn. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy dịch nhày đỏ sẽ dần tiết ra từ âm hộ, cho thấy dấu hiệu là mèo sắp đẻ. 

👉 Xem thêm: Dấu hiệu mèo sắp đẻ

Quá trình sinh nở ở mèo

Khi  bắt đầu sinh con, các cơn co thắt mạnh và căng thẳng sẽ bắt đầu, và cũng chính là lúc mèo mẹ sẽ kêu rất nhiều. 

Thường thì chú mèo con đầu tiên thường được sinh ra trong vòng 30 phút kể từ khi bắt đầu lên cơn co thắt, và các bạn mèo con tiếp theo sẽ ra đời sau mỗi 10-60 phút.

Mèo con thường được sinh ra trong một cái túi mỏng, sau đó bạn hoặc mèo mẹ sẽ phải xé ra để mèo con có thể hít oxi và thở

Đối với mỗi chú mèo con được sinh ra sẽ có nhau thai đi kèm. Thường thì nhau thai sẽ ra sau mỗi chú mèo con vào khoảng 15 phút, nhưng không phải lúc nào cũng đều đặn như vậy (Ví dụ như một vài chú mèo con có thể được sinh ra trước khi nhau thai đi ra). Nếu có thể, hãy đếm số nhau thai, để bạn có thể thông báo cho bác sĩ thú y nếu có cái bị bỏ lại (Để tránh nguy cơ nhiễm trùng sau sinh).

  • Mèo con khi sinh không quá quan trọng về vị trí (Có thể là đầu trước hoặc đuôi trước, tuy nhiên nếu là phần đuôi trước, thường bé sẽ trườn ra lâu hơn)
  • Giữa mỗi chú mèo con, thường mèo mẹ sẽ liếm láp để truyền hơi ấm cho bé.
  • Thời gian lâm bồn của mèo mẹ: Phải mất từ 4-16 giờ để tất cả mèo con được sinh ra, tuy nhiên thời gian này có thể kéo dài hơn. Thường thì mèo đẻ 2 con hoặc mèo đẻ 5 con.
  • Hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y nếu mèo mẹ đã đau đớn căng thẳng quá 20-30 phút mà không sinh ra mèo con.

Sau khi sinh con

Sau khi sinh con, mèo mẹ thường sẽ rất đói, mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Hãy chắc chắn rằng mèo mẹ đã có chỗ nằm thoải mái với đàn mèo con, cũng như đảm bảo mèo mẹ luôn có đủ nước và dinh dưỡng để cho các bé mèo con bú sữa. 

Hãy để ổ mèo ở trong một không gian yên tĩnh, không có tiếng ồn và sự xáo trộn.

Sau khi sinh xong, mèo mẹ rất dễ tiếp tục tiết dịch âm đạo trong vài tuần, là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu phần dịch này có mùi khó chịu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y 

Vấn đề có thể gặp phải khi đỡ đẻ mèo

Mèo mẹ khi snh con thường sẽ gặp ít vấn đề hơn so với chó khi sinh con, tuy nhiên vẫn sẽ phải theo dõi sức khoẻ của mèo mẹ và mèo con cực kỳ cẩn thận vì vẫn sẽ có vấn đề phát sinh, đặc biệt với các giống mèo như mèo Ba Tư. Dưới đây là một số triệu chứng nguy hiểm, lưu ý khi đỡ đẻ cho mèo, cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y:

Dịch xả màu xanh

Nếu bạn thấy dịch tiết màu xanh lá cây chảy ra từ âm hộ của mèo, có nghĩa là mèo con đang gặp nguy hiểm (nguồn cung cấp máu và oxy đang giảm).

Chảy máu nhiều

Chảy máu là một điều hoàn toàn bình thường, nhưng nếu lượng máu chảy ra quá nhiều, vui lòng liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức. 

Kiệt sức

Nếu quá trình chuyển dạ của mèo tiếp tục kéo dài, mèo có thể kiệt sức và sẽ không còn gắng sức nữa.

Mèo mẹ rặn đẻ nhưng không có mèo con

Hãy liên hệ khẩn cấp với bác sĩ thú y nếu mèo của bạn đã căng thẳng trong 20-30 phút mà không sinh ra mèo con, vì có thể đã có sự tắc nghẽn diễn ra

Mèo con bị mắc kẹt

Mèo con có kích thước lớn hoàn toàn có thể bị kẹt lại ở phần xương chậu của mèo mẹ.

Vấn đề về nhau thai 

Mèo con khi sinh ra sẽ nằm ở trong một cái bọc, do đó nếu mèo mẹ không giúp con cắn để mèo con chui ra ngoài, hãy xé một lỗ nhỏ để bé mèo con có thể tự chui ra. Hãy để ý và thực hiện việc này, bởi nếu mèo con nằm trong túi này quá lâu sẽ không thở được. 

Vấn đề về dây rốn

Mèo con khi sinh ra không nhất thiết phải được cắt rốn ngay lập tức, tuy nhiên nếu dây rốn dính quá lâu có thể gây ra vết thương.

Không có mèo con

Nếu con mèo của bạn không có dấu hiệu chuyển dạ vài ngày sau khi bạn dự kiến, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y của bạn.

Mèo mẹ kiệt sức

Hãy đảm bảo rằng mèo mẹ có sức khoẻ tốt trong thời gian mang thai, cũng như cả quá trình sau khi sinh con.
Có thể thấy rằng, tốt nhất các bạn nên gặp bác sĩ thú y để đảm bảo rằng việc đỡ đẻ cho mèo được diễn ra tốt nhất. 

Cho mèo đẻ tại các cơ sở thú y

Trong các trường hợp xấu không thể đỡ đẻ cho mèo theo cách tự nhiên, các bác sĩ hoàn toàn có thể dùng thuốc kích thích đẻ để giúp tử cung co bóp mạnh hơn.

Trong trường hợp bé mèo con đã mất, bác sĩ sẽ gây mê toàn thân và phẫu thuật để loại bỏ mèo con.

Dụng cụ cần chuẩn bị để đỡ đẻ cho mèo tốt nhất

Đầu tiên, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn, để có thể thảo luận về kế hoạch đỡ đẻ cho mèo mẹ khi sinh con, những biến chứng cần đề phòng, cũng như lên lịch thăm khám theo dõi chăm sóc phòng ngừa cho mèo mẹ và mèo con sau khi sinh.

Dưới đây là một số dụng cụ cần thiết để đỡ đẻ cho mèo tốt nhất:

  • Ống tiêm dạng bầu để hút chất lỏng hoặc chất nhầy ra khỏi đường thở của mèo con ngay sau khi sinh.
  • Chỉ nha khoa dùng để buộc dây rốn bị chảy máu sau khi sinh.
  • Khăn sạch để hỗ trợ lau mèo con sau khi sinh nhưng chỉ khi Mẹ cần giúp đỡ.
  • Số điện thoại của bác sĩ thú y và số phòng khám khẩn cấp. 
  • Ổ của mèo được chuẩn bị cẩn thận, với miếng lót thấm hsut cho mèo. 
  • Một chiếc lồng mèo sạch sẽ, để cho bé đi cấp cứu ngay khi có trường hợp khẩn cấp.
  • Sữa thay thế và dụng cụ cho con bú trong trường hợp mèo mẹ không sản xuất đủ sữa hoặc không cho mèo con bú.
  • Quạt sưởi để sưởi ấm cho mèo con sau khi sinh ra
  • Nước ấm cho mèo mẹ
Đỡ đẻ cho mèo đúng cách – Tham khảo: Purina
Đỡ đẻ cho mèo đúng cách – Tham khảo: Purina

Tạm kết

Trên đây là hướng dẫn cách đỡ mèo đẻ hiệu quả và an toàn cho bé. Có thể nói, quá trình đỡ đẻ mèo không hề đơn giản, tốt nhất hãy cho bé ra cơ sở thú y tin tưởng để được chăm sóc và theo dõi sức khoẻ tốt nhất.

Theo dõi kênh ngay để nhận được thêm thật nhiều thông tin hữu ích!

Frequently Asked Questions

Cách đỡ đẻ cho mèo khó đẻ?

Không nên đỡ tại nhà, hãy liên hệ với thú y

Có nên cho mèo đẻ không? 

Không, hãy triệt sản để kéo dài tuổi thọ

Có nên cắt dây rốn cho mèo con?

Không nên, bởi hầu hết mèo mẹ sẽ tự nhai phần này. Nếu không, tốt nhất hãy tham khảo bác sĩ thú y và tuyệt đối không tự động cắt, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của mèo con.

Bài viết liên quan