Mèo bị viêm tai có sao không? Mèo có thể tự làm sạch cơ thể, với bộ phận duy nhất không thể tự làm sạch chính là tai. Do đó, các con sen tốt nhất nên biết cách vệ sinh tai mèo để chăm sóc bé tại nhà.
Mèo bị viêm tai có nguy hiểm không?
Mèo bị viêm tai vốn không phải là một căn bệnh nguy hiểm, vệ sinh tai mèo chính là cách để xác định các vấn đề sức khoẻ, ví dụ như tìm ra ve rận, hoặc các bệnh nhiễm trùng về da.
Mèo bị viêm tai là gì?
Mèo bị viêm tai là gì? Nhiễm trùng tai không phổ biến ở mèo nhưng vốn dĩ có nguyên nhân tiềm ẩn sâu bên trong, do đó các bạn cần đặc biệt lưu ý đến hiện tượng nhiễm trùng tai ngay khi xuất hiện.
Nhiễm trùng tai ngoài rất dễ điều trị nhưng có thể nhanh chóng lan đến tai giữa và tai trong của mèo. Nhiễm trùng tai có thể khiến mèo bị điếc nếu không điều trị kịp thời.
Lợi ích khi vệ sinh tai mèo thường xuyên
Mèo rất ưa thích sạch sẽ, do đó, thi thoảng bạn sẽ thấy các bé cố gắng lấy chân chà xát mạnh vào tai, chính là ví dụ điển hình cho thấy bé đang rất ngứa tai. Vệ sinh tai mèo thường xuyên còn làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời phát hiện ra các vấn đề sức khoẻ liên quan.
Dấu hiệu nhận biết mèo bị viêm tai
Mèo thường cố gắng gãi tai nhiều lần trong ngày, với các triệu chứng như dụi tai, gãi, cào và lắc đầu, với các dấu hiệu khác như:
- Dịch tiết ra màu vàng hoặc đen
- Thích nghiêng đầu
- Dịch tiết tai giống như bã cà phê
- Mất thính lực
- Sưng hoặc đỏ ở ống tai
- Mùi hôi nồng nặc
- Có nhiều ráy tai trong và trên ống tai
- Mất phương hướng
- Mất thăng bằng
- Vành tai sưng hoặc đỏ
- Tai nhiễm trùng thường có màu đỏ hoặc sưng với mùi hôi.
Nguyên nhân khiến xuất hiện bệnh viêm tai mèo
- Mèo có ve rận trong tai, do ve tai trú ngụ ở trong tai của mèo
- Do tai mèo bị trầy xước da, dẫn đến nhiễm trùng
- Mèo có hệ thống miễn dịch suy yếu, dễ bị dị ứng hoặc tiểu đường, cũng sẽ dễ bị nhiễm trùng tai hơn những con mèo không mắc các vấn đề sức khỏe này.
- Mèo có lớp da lót trong ống tai bị kích ứng và viêm, làm tăng lượng ráy tai, tạo ra môi trường khiến vi khuẩn và nấm men phát triển.
Hướng dẫn cách vệ sinh tai mèo để chống viêm
Vật dụng cần thiết
Trước khi học cách vệ sinh tai mèo, hãy chuẩn bị các vật dụng phù hợp, cụ thể như sau:
- Tăm bông, bông gạc
- Dung dịch vệ sinh đặc biệt được dùng để vệ sinh tai mèo
- Khăn hoặc chăn quấn quanh mèo, nếu cần
Hãy trao đổi với bác sĩ thú y trước khi mua chất làm sạch tai, bởi các hoạt chất làm se như giấm, cồn và hydro peroxide có thể gây hại cho đôi tai mỏng manh của mèo.
Kiểm tra tai mèo
Giữ bé trên đùi, sau đó nhẹ nhàng cố định bé. Với các bạn mèo vốn không thích âu yếm, hãy quấn khăn tắm cho bé.
Hãy nhấc mèo lên một cách an toàn, sau đó quấn chặt trong khăn trước khi giữ bé trên đùi.
Nếu mèo gào lên hoặc nhìn bạn thống thiểt để thả bé ra, hãy nói chuyện với chúng bằng giọng nhẹ nhàng, êm dịu đồng thời vuốt ve bé, Hãy liên tục thực hiện điều này trong quá trình vệ sinh để bé cảm thấy thoải mái khi được ngoáy tai.
Hãy làm sạch tai mèo khỏi các mảnh vụn, ve tai, thường sẽ là các đốm nhỏ màu nâu hoặc đỏ, để kiểm tra tình trạng viêm, dịch tiết hoặc ráy tai tích tụ lâu ngày.
Ngoài ra, hãy chú ý đến mùi hôi, bởi đây chính là dấu hiệu của các vấn đề về da liễu như vết sưng, vết xước và tổn thương, hoặc cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Nếu có những dấu hiệu này, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được tư vấn điều trị trước khi vệ sinh.
Cách vệ sinh tai ngoài cho mèo
Nhẹ nhàng kéo vành tai của mèo, sau đó dùng tăm bông tẩm dung dịch vệ sinh phần này nhẹ nhàng. Cần lưu ý rằng, một số giống mèo có tai cực kỳ bẩn, do đó, có thể bạn sẽ phải dùng nhiều cồn y tế khi vệ sinh hơn. Hãy giữ mèo thật chắc, gập vành tai của bé lại, với tay kia chấm tăm bông và vệ sinh tai cho bé.
Lưu ý không cho đầu lọ dung dịch vệ sinh tai chạn vào tai mèo. Tốt nhất, hãy lau sạch đầu lọ bằng khăn lau cồn trước khi sử dụng.
Đây chính là cách để giảm sự lây lan của vi khuẩn và nấm men, là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng.
Cách vệ sinh tai trong cho mèo
Hãy nhỏ một vài giọt dung dịch vệ sinh vào mỗi tai, sau đó nhẹ nhàng mát-xa bên ngoài, đặc biệt phần gốc để đảm bảo rằng dung dịch vệ sinh tai bao phủ hết cả tai bé. Lớp dung dịch này sẽ làm bong các mảnh vụn, để dễ dàng loại bỏ cặn bẩn hơn.
Các bé mèo cũng sẽ lắc đầu khi trong tai có nước, nhưng đây không phải là vấn đề lớn, ngược lại còn khiến tai của các bé nhanh sạch hơn.
Sau đó, hãy dùng tăm bông, hoặc bông gạc để lau sạch phần ráy tai. Tốt nhất, không nên cho ngón tay vào ống tai của mèo để tránh nhiễm trùng.
Tốt nhất, hãy vệ sinh tai cho bé thường xuyên để tìm ra các vấn đề sức khỏ tiềm ẩn. Với các bé hay được vệ sinh tai, thường thì vết bẩn sẽ chỉ xuất hiện trong một vài ngày đầu, sau đó tai của các bé rất sạch và không cần đến bạn nữa. Do đó, với hầu hết các giống mèo, hãy cứ vệ sinh tai cho bé trong vòng khoảng 1-2 tháng sau đó.
Trên đây là các thông tin cơ bản nhất bạn cần biết về mèo bị viêm tai và cách điều trị hiệu quả.
Theo dõi kênh ngay để nhận thật nhiều thông tin chăm sóc chó mèo hữu ích, hấp dẫn nhất!
Tham khảo thêm
Các loại thuốc nhỏ điều trị viêm tai ở chó mèo
- Thuốc trị rận tai cho mèo và chó
- Nhỏ Viêm Tai Cho Chó Otoklen Alkin 20ml
- Thuốc Nhỏ Tai Chó Mèo Vemedim Trị Viêm Tai Ngoài
- Thuốc trị mèo bị viêm tai Dexoryl
- Thuốc trị viêm tai Mometamax
- Thuốc trị chữa viêm tai mèo Saloge Earmax
- Thuốc chữa viêm tai chó mèo Synotic
- Thuốc chữa viêm tai Posatex Otic Suspension cho mèo
Dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng dành cho chó mèo
- Dung dịch vệ sinh Tai Cho Chó Budle Ear Cleaner 120ml
- Dung dịch vệ sinh Tai Chó Mèo Cature Purelab (120ml)
- Dung dịch vệ tai Cho Chó Mèo Forcans 100mla