Tẩy Giun cho mèo có khó không? Tổng hợp 11 loại thuốc tẩy giun phổ biến nhất

Tẩy Giun cho mèo có khó không? Tổng hợp 11 loại thuốc tẩy giun phổ biến nhất

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Giảm Ngay 10%

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN KHUYẾN MÃI

Table of Contents

Tổng quan

Tẩy giun cho mèo giá bao nhiêu?~160.000VND/ vỉ 5 viên
Nên cho mèo uống thuốc tẩy giun khi nào?Từ 6 tuần trở lên
Tẩy giun cho mèo trưởng thành mấy tháng 1 lần?6 tháng – 1 năm/ lần
Tẩy Giun cho mèo có khó không? Tổng hợp 11 loại thuốc tẩy giun phổ biến nhất

Tại sao lại cần tẩy giun cho mèo?

Khi bạn nghe thấy từ “giun”, bạn có thể sẽ nghĩ về những con giun đất tìm thấy trên luống cây, hoặc trong các tảng đá nằm trong sân vườn. Giun sán là thành phần khá khó chịu, thường sẽ sống trong các cơ thể vật sống, thường sẽ là động vật, phổ biến là chó và mèo, và đây cũng là nguyên nhân gây hại và là lý do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ phổ biến.

Các bạn con sen hiện hiểu rất rõ rằng sẽ cần cập nhật lịch tẩy giun cho mèo thường xuyên, và đây cũng chính là cách để các bạn mèo có sức khoẻ tốt nhất! 

Cần lưu ý rằng, mèo con rất dễ tử vong nếu mắc các bệnh nghiêm trọng do giun xâm nhập vào cơ thể gây ra, bởi đây là lúc các bộ phận trong cơ thể mèo vẫn yếu, chưa đủ sức đề kháng để chống lại các yếu tốt tác động xấu từ môi trường.

Do đó, mèo sẽ cần có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, mà thứ giun sán ăn chính là dưỡng chất dinh dưỡng trong vật chủ. Vì vậy, nguồn thực phẩm hấp thụ vào cơ thể này khi bị chia sẻ với các s.inh vật ký sinh gây hại này, có thể sẽ khiến bé mèo bị suy dinh dưỡng dài hạn, gây hại cho sức khỏe và có thể tử vong với các bé có cơ địa yếu.

Là người chăm sóc thú cưng, ba mẹ cần phải hiểu rằng nhiễm giun sán là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm cho mèo, do đó cũng sẽ cần biết đến các triệu chứng liên quan để ngăn ngừa, cũng như có cách điều trị phù hợp cho các bé mèo đang bị nhiễm giun sán.

Tẩy Giun cho mèo có khó không? Lý do tại sao mèo dễ bị giun sán. 
ẩy Giun cho mèo có khó không? Lý do tại sao mèo dễ bị giun sán. Nguồn: https://www.vetoquinolpet.co.uk/

Lý do khiến mèo dễ mắc giun sán

Mèo sinh sống ở môi trường hoang dã thường sẽ dễ mắc giun cao hơn mèo sống trong nhà, nhưng mèo nhà vẫn có thể mắc bệnh, với một số lý do như sau:

  1. Từ khi sinh ra: Mèo con dễ nhiễm giun từ mẹ, bởi bú sữa mẹ ngay sau khi sinh.
  2. Môi trường: Giun thường sẽ đi qua phân của động vật bị nhiễm bệnh. Nếu mèo tiếp xúc với phân, đất hoặc cỏ, thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm, sẽ rất dễ mắc giun. 
  3. Đi săn mồi: Vì thỏ, động vật gặm nhấm và những con mồi nhỏ khác có thể là vật chủ của giun ký sinh nên nnếu mèo săn bắt động vật hoang dã, hoặc ăn phải thịt đã bị nhiễm bệnh, sẽ có nguy cơ bị nhiễm giun ký sinh cao hơn. Ngoài ra, ốc sên là vật chủ dễ bị nhiễm giun phổi, mèo ăn phải những sinh vật này cũng có thể bị nhiễm bệnh.
  4. Bọ chét: Một số loài gây hại, ví dụ như bọ chét rất dễ mang mầm bệnh, ví dụ như sán dây.
  5. Thức ăn: Thịt khi chưa nấu chín hoặc thịt sống có thể bị nhiễm sán dây.

Việc không điều trị và tẩy giun cho mèo đúng cách có thể dễ dàng dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng, ví dụ như tắc nghẽn đường ruột, tắc nghẽn dòng máu đến tim, viêm động mạch và tử vong.

Triệu chứng mắc giun sán ở mèo

Làm thế nào để biết một bạn mèo đang có giun? Các triệu chứng mà mèo của bạn gặp phải sẽ phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của việc nhiễm giun, cụ thể với một số dấu hiệu như sua:

  • Lông mèo khô xơ và xỉn màu
  • Ho hoặc thở khò khè
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Có chất nhầy và máu trong phân
  • Chán ăn
  • Niêm mạc nhợt nhạt
  • Bụng sưng hoặc phệ hơn
  • Thiếu máu
  • Mất nước

Mèo bị nhiễm giun sán nặng có thể sụt cân, kích ứng hậu môn và chậm phát triển. Mặc dù rất hiếm gặp nhưng một số ký sinh trùng từ mèo có thể truyền sang người, dẫn đến một số bệnh nặng ở người.

Thường thì các các triệu chứng đầu tiên chính là mèo bị tiêu chảy và khó chịu ở đường tiêu hóa. Ngay khi mèo đã gặp phải các vấn đề này, hãy đưa các bé đến gặp bác sĩ thú y, người sẽ thực hiện xét nghiệm phân để chẩn đoán giun một cách chính xác.

Cần lưu ý rằng, các con sen sẽ cần biết chính xác bé mèo đang mắc loại giun nào, bởi các loại giun khác nhau sẽ đáp ứng với các phương pháp điều trị khác nhau.

Ngoài ra, con sen có thể yêu cầu bác sĩ thú y thực hiện hai loại xét nghiệm: xét nghiệm phân trứng và ký sinh trùng, giúp xác định tốt giardia, cầu trùng để phân biệt các loại giun khác nhau; hoặc xét nghiệm PCR rộng hơn để được cung cấp đầy đủ thông tin về nhiễm trùng, có thể là do vi khuẩn, virus nào đó.

Các loại giun sán hiện nay

Giun rất dễ thâm nhập vào đường tiêu hóa của mèo và các cơ quan khác, cụ thể với các loại giun như sau:

Sán dây

Sán dây là những con giun dài và mảnh, bám và tấn công ruột của mèo. Giun có một số bộ phận cơ thể, còn được gọi là các đoạn và mỗi đoạn có cơ quan sinh sản riêng. Những con giun này thường sẽ được tìm thấy khi bé mèo đi đại tiện, với các hạt gạo trong phân. Có khá nhiều các loài sán dây khác nhau, có thể lây nhiễm cho nhiều loài động vật khác nhau. Cần lưu ý rằng, bé mèo có thể bị ‘lây chuyền’ sán dây thông qua bọ chét. Ví dụ, khi em bé mèo bị bọ chét cắn hoặc ăn phải loài gặm nhấm bị nhiễm sán dây, sán dây sẽ lây nhiễm chéo sang mèo và bé mèo trở thành vật chủ.

Giun đũa

Giun tròn, giun đũa là loại giun phổ biến nhất được tìm thấy ở cả mèo và chó là giun tròn, ảnh hưởng rất lớn đến ruột của mèo. Trên thực tế, hầu hết các bạn mèo đều bị giun đũa trong suốt cuộc đời, và đặc biệt dễ bị nhiễm khi là mèo con. Có rất nhiều cách khiến mèo bị giun đũa, ví dụ như ăn phải trứng giun đũa, ăn thịt chuột bị nhiễm bệnh hoặc uống sữa mẹ, và mèo mẹ bị mắc giun đũa. 

Giun móc

Giun móc là loại ký sinh trùng đường ruột, ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa của mèo, điển hình là niêm mạc thành ruột. Những con giun móc này hút máu mèo, thường sẽ bị di truyền thông qua phân và đất đã bị nhiễm khuẩn. Cần lưu ý rằng, giun móc đặc biệt nguy hiểm với mèo con, vì có thể gây chảy máu đường ruột, dẫn đến tử vong.

2 cách tẩy giun cho mèo hiệu quả

Cho bé uống trực tiếp viên tẩy giun

Đây là cách nhanh nhất, tuy nhiên lại rất khó khăn để khiến bé nghe lời. Dưới đây là video hướng dẫn cho bé uống thuốc (nói chung)

  1. Hãy ôm bé và vuốt ve bé vào lòng
  2. Với các bạn thuận tay phải, hãy lấy tay trái vuốt mặt và dùng ngón cái và ngón trỏ giữ hai hàm của bé
  3. Đầy dần hai ngón tay vào giữa hai hàm răng của bé đến khi nào bé há mồm ra
  4. Nhanh tay đưa thuốc vào miệng bé, càng sâu càng tốt
  5. Tay trái nhanh tay khép miệng bé lại, còn tay phải vuốt ve phần cổ để bé dễ nuốt thuốc hơn
  6. Khi bé nuốt thường sẽ có tiếng ‘ực’. Để cẩn thận, trước khi thả bé ra, hãy kiểm tra miệng bé 1 lần nữa để đảm bảo rằng bé đã nuốt hết thuốc và không giấu ở dưới lưỡi.

Giã và hoà tan vào đồ ăn

Con sen cũng có thể nghiền nát thuốc tẩy giun rồi trộn vào pate hoặc đồ ăn yêu thích, tuy nhiên bạn sẽ không chắc chắn được bé đã ăn hết đồ ăn chưa, bởi đúng liều lượng chính là yếu tố cực kỳ quan trọng để thuốc tẩy giun phát huy hiệu quả. 

Ngoài ra, các bạn cũng có thể hoà với nước, sau đó bơm xi lanh vào miệng mèo. 

Phản ứng phụ sau khi tẩy giun cho mèo

Bé mèo con vẫn có thể sẽ còn giun sau khi tẩy, vì thường sẽ mất ít nhất từ 2-3 ngày trước khi có tác dụng. Với các bé mèo bị nhiễm giun sán nặng, thường sẽ phải tẩy giun lần thứ 2 sau đó vài tuần, để loại bỏ hết tất cả các loại giun. 

Thuốc tẩy giun khá an toàn và hiếm khi có tác dụng phụ khi sử dụng đúng cách và đúg liều lượng. Tuy nhiên, một số bạn mèo có thể bị tiêu chảy, nôn mửa, tăng tiết nước bọt hoặc chán ăn. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi dùng thuốc, và sẽ tự động khỏi.

Mua thuốc tẩy giun cho mèo như thế nào?

Ngay khi phát hiện rằng có thể bé mèo con đã bị nhiễm giun, hãy cho bé uống thuốc tẩy giun ngay lập tức, bởi mèo con dễ bị hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị giun. Cần lưu ý rằng, loại trừ giun sán sẽ rất hiệu quả khi bé mèo con được dùng đúng loại thuốc và liều lượng.

Khi dùng thuốc tẩy giun cho mèo, sẽ cần bao gồm các thông tin về loại giun, tuổi và cân nặng của mèo cũng như tiền sử bệnh lý khác.

Cần lưu ý rằng, tái nhiễm giun rất thường gặp, vì vậy, hãy luôn giúp bé phòng ngừa tốt nhất, bằng cách vệ sinh tốt, loại bỏ phân thường xuyên, làm sạch hộp vệ sinh bằng chất khử trùng thân thiện, tránh nhốt chuồng quá đông đức, cho bé ăn thịt sống hoặc bắt bé sống trong  môi trường nhiều bọ chét, ve và loài gặm nhấm.

Cách dùng thuốc tẩy giun nói chung

Tần suất tẩy giun cho mèo thường sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, môi trường và tần suất mèo được đi ra ngoài hoặc số lần tiếp xúc với động vật hoang dã và cộng đồng mèo nói chung.

Mèo trưởng thành sống trong môi trường ngoài trời thường sẽ phải tẩy giun ít nhất một đến ba tháng một lần.

Với mèo nhà được tiếp xúc với môi trường bên ngoài ít hơn, cũng nên định kỳ tẩy giun ba tháng một lần cho mèo bé, và từ 6 tháng đến 1 năm một lần với mèo trưởng thành. 

Nếu bạn nuôi một đàn mèo, và hoạt động theo nhóm thường xuyên, thì sẽ cần chế độ tẩy giun đều đặn và nhiều hơn.

Vì mèo con dễ bị nhiễm giun tròn, giun đất nên bé nên được tẩy giun càng sớm càng tốt. Mèo con 3 tuần tuổi nên được uống thuốc tẩy giun hai tuần một lần cho đến khi đủ 8 tuần tuổi, và sau đó tẩy đều đặn vào mỗi tháng, cho đến khi đủ sáu tháng tuổi.

Lịch tẩy giun cho mèo cụ thể

Khi nào nên bắt đầu tẩy giun cho mèo?4-6 tuần tuổi
Tẩy giun cho mèo lần 18 tuần tuổi
Tẩy giun cho mèo lần 212 tuần tuổi
Từ 3-6 tháng tuổi1 lần/ 4 tuần
Mèo trưởng thành1 lần/ 3-6 tháng
Lịch tẩy giun cho mèo cụ thể

Thuốc tẩy giun cho mèo bao nhiêu tiền?

Dưới đây là tổng hợp 10 loại thuốc tẩy giun cho mèo tốt nhất hiện nay, với thành phần, giá thành và cách sử dụng hiệu quả.

STTLoại thuốcThành phầnGiá thànhCách sử dụng
1Thuốc tẩy giun Virbac ExotralNiclosamide, Levamisole55.000VND5kg cân nặng của mèo tương ứng với 1 viên thuốc
2Thuốc tẩy giun sán Bio RantelPraziquantel, Pyrantel Pamoate10.000VND4 kg cân nặng của mèo tương ứng với 1 viên thuốc
3Thuốc tẩy giun Merantel-LMebendazol và Praziquantel15.000VND5 đến 9kg thì sử dụng 1 viên thuốc
4Thuốc tẩy giun Merantel-SMebendazole, Praziquantel và Food Blue9.000VNDMèo dưới 5kg
5Thuốc tẩy giun mèo Hanvet SanpetPraziquantel và Pyrantel Pamoate51.000VND5kg cân nặng của mèo tương ứng với 1 viên thuốc
6Thuốc tẩy giun cho mèo Interceptor 150.000VNDMèo dưới 1kg
7Thuốc tẩy giun chó mèo Revolution 230.000VNDThuốc nhỏ, kết hợp trị rận và ve cho các bé
8Exotral VirbacNiclosamide và Levamisole (HCl)90.000VND/ 6 viên5kg cân nặng của mèo tương ứng với 1 viên thuốc
9Thuốc tẩy giun Merantel – LMebendazol, Praziquantel85.000VND/ 10 viên5kg cân nặng của mèo tương ứng với 1 viên thuốc
10Thuốc Tẩy Giun Cho Chó Mèo Bio RantelPraziquantel và Pyrantel Pamoate50.000VND/ 5 viên4kg cân nặng của mèo tương ứng với 1 viên thuốc
11Thuốc tẩy giun cho mèo Drontal 35.000VND4kg cân nặng của mèo tương ứng với 1 viên thuốc
Thuốc tẩy giun cho mèo bao nhiêu tiền?

Câu hỏi thường gặp

Nên tẩy giun cho mèo trước hay sau khi ăn?

Trước khi ăn, tốt nhất vào buổi sáng, hoặc đã cho bé nhịn đói khoảng 1 buổi

Cho mèo uống thuốc tẩy giun của người được không?

Không, bởi trong ruột của mèo có nhiều ký sinh trùng hơn so với của người, vì vậy thuốc giun dành cho người sẽ không có khả năng tiêu diệt toàn bộ các loại vi khuẩn.

Tẩy giun cho mèo xong có được tắm không?

Tốt nhất nên tắm cho mèo từ 2-3 ngày trước và sau khi tắm, cụ thể là tắm cho bé mèo vào ngày 1, tẩy giun cho bé vào ngày 4 và tắm lại cho bé (nếu cần) vào ngày 7 hoặc 8.

Cho mèo uống thuốc tẩy giun quá liều có sao không?

Tuỳ theo số lượng bé mèo bị uống quá liều; ví dụ như nếu uống quá dưới 3 viên, thường sẽ không gặp vấn đề gì về sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu số lượng uống thuốc tẩy giun quá nhiều, và cơ địa bé mèo không được tốt lắm, thường sẽ gặp các vấn đề như buồn, ủ rũ, chán ăn, nôn mửa và đau bụng

Tẩy giun cho mèo bao lâu thì được ăn?

Bé vẫn được ăn uống bình thường, tuy nhiên chỉ nên ăn ½ cho bữa ăn tiếp theo, và từ ngày hôm sau sau khi tẩy giun có thể ăn uống lại bình thường.

Theo dõi kênh ngay để nhận thật nhiều thông tin chăm sóc chó mèo hữu ích!

Bài viết liên quan