Mèo đi vệ sinh ra máu có nguy hiểm không? 9 dấu hiệu cần đưa mèo đi khám ngay!

Mèo đi vệ sinh ra máu có nguy hiểm không? 9 dấu hiệu cần đưa mèo đi khám ngay!
Mèo đi vệ sinh ra máu có nguy hiểm không? 9 dấu hiệu cần đưa mèo đi khám ngay!

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Giảm Ngay 10%

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN KHUYẾN MÃI

Table of Contents

Mèo đi vệ sinh ra máu có nguy hiểm không? Mèo lại tiểu ra máu là dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy rằng bé mèo nhà bạn cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Tiểu máu cho thấy rằng đường tiết niệu một bộ phận nào đó trong cơ thể của bé đang gặp vấn đề, có thể là bàng quang hoặc thận.

Tiểu máu có thể là những cục máu đông, tuy nhiên cũng có thể là máu hoà lẫn trong màu nước tiểu. Màu nước tiểu có thể đậm, nhạt và có thể chuyển thành màu hồng nếu có lẫn máu, dù chỉ là một lượng máu nhỏ.

Các trường hợp này sẽ cần bạn cho bé làm xét nghiệm nước tiểu để có được thông tin chính xác nhất. 

Dấu hiệu mắc bệnh khi mèo đi vệ sinh ra máu

Theo Hiệp hội Y khoa Thú y Hoa Kỳ, cùng với sự thay đổi trong màu sắc của nước tiểu, dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bé đang gặp vấn đề ở đường tiết niệu:

  1. Tăng lượng nước uống mỗi ngày
  2. Đi tiểu nhiều
  3. Mèo khó đi vệ sinh, căng thẳng khi đi tiểu
  4. Hay kêu hoặc rên nhiều khi đi vệ sinh
  5. Đi vào và ra khỏi chậu cát nhiều lần
  6. Đi tiểu sai vị trí
  7. Bí tiểu (Đây là trường hợp cần cấp cứu y tế ngay lập tức)
  8. Có vết bầm tím hoặc chấm nhỏ rõ ràng
  9. Chảy máu từ những vị trí bất thường, ví dụ như mũi, nướu, mắt, tai hoặc trực tràng, nôn mửa hoặc phân có máu.

Nguyên nhân khiến mèo đi vệ sinh ra máu

Nếu thấy các dấu hiệu này, đừng quá hoảng sợ, bởi bạn hãy yên tâm rằng, phần lớn các dấu hiệu này thường không liên quan đến máu, thường chỉ là các vấn đề liên quan đến tiết niệu và bác sĩ thú y có thể giúp bạn tìm được nguyên nhân bệnh và cách chữa trị phù hợp. 

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của mèo, cũng như khám sức khỏe toàn bộ, cụ thể với một số xét nghiệm cơ bản để xác định nguyên nhân, trong đó bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm sinh hóa huyết thanh và công thức máu toàn phần (CBC), và cả phân tích nước tiểu.

Tùy thuộc vào căn bệnh tiềm ẩn, bác sĩ thú y có thể sẽ làm một số các xét nghiệm thêm ngoài để kiểm tra về cả các vấn đề bất thường trong quá trình đông máu.

Nếu bác sĩ thú y nghi ngờ mèo bị nhiễm trùng đường tiết niệu, sẽ xét nghiệm tiếp nước tiểu để xác định được loại vi khuẩn cụ thể. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chụp X-quang bụng để tìm sỏi đường tiết niệu, khối u bất thường hoặc các vấn đề viêm nhiễm có thể khiến mèo đi tiểu ra máu, ví dụ như viêm bàng quang.

Hầu hết các trường hợp tiểu máu ở mèo là do FIC (viêm bàng quang vô căn ở mèo). Nhiễm trùng đường tiết niệu khá hiếm gặp ở mèo.

Tham khảo ngay 12 cách trị mèo ị bậy, tiểu sai vị trí!

Cách điều trị khi mèo đi tiểu ra máu

Giống như nhiều bệnh, điều trị bệnh mèo đi vệ sinh ra máu thường sẽ phải tuỳ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Trường hợp xấu nhất khi mèo đi tiểu ra máu chính là bé bị sỏi thận.

Ví dụ, với bệnh sỏi thận hoặc sỏi bàng quang, bác sĩ sẽ cần biết cần phải xử lý loại sỏi nào. Sỏi nhỏ, dễ tiêu có thể được điều trị không xâm lấn bằng thực phẩm trị liệu để làm tan sỏi hoàn toàn.

Các loại sỏi khác cứng hơn, không thể hoà tan, thì sẽ cần phải phẫu thuật để lấy hết sỏi ra.

Ngăn ngừa bệnh tiết niệu ở mèo
Ngăn ngừa bệnh tiết niệu ở mèo

Ngăn ngừa bệnh tiết niệu ở mèo

Mèo đi vệ sinh ra máu là dấu hiệu điển hình của bệnh tiết niệu. 

Vậy làm sao để phòng ngừa bệnh này? Đầu tiên, hãy cho bé sống trong một môi trường ít căng thẳng, được chăm sóc, âu yếm thường xuyên, để tránh mèo bị stress, dễ tụ nhiều bệnh hơn. 

Hãy cho mèo tự lựa chọn vị trí ăn, ngủ, đi tiểu để giúp giảm thiểu căng thẳng tối đa. Ví dụ như, mỗi chú mèo phải có khu vực nghỉ rơi, trụ cào và đồ chơi yêu thích. Các bé mèo dễ bị căng thẳng thường sẽ thích nằm trên cao để quan sát. 

Lý tưởng nhất chính là có 1-2 chậu cát cho mèo, để tránh mèo bị căng thẳng khi đi toilet. Mèo vốn rất ưa sạch sẽ, vì vậy chắc chắn rằng các bé sẽ khôgn thích dùng chậu cát bẩn, có thể nhịn tiểu trong thời gian dài, hoặc tiểu sai vị trí, khiến bé stress nay lại còn stress hơn. 

Cho bé ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý và uống đủ nước. Bạn nên tăng số lượng bữa ăn với thức ăn ướt cho mèo, để cải thiện lượng nước tổng thể. 

Thay vì bát nước thông thường, bạn có thể cho bé uống bằng đài phun nước tuần hoàn để khuyến khích tăng lượng nước uống. Mục đích chính là giúp bé có đủ nước để đi tiểu, nước tiểu ít cô đặc hơn và khó hình thành tinh thể, là yếu tố chính tạo nên sỏi.

Cho bé ăn thức ăn phù hợp với mỗi giai đoạn sống, thay vì loại hạt thức ăn dành cho mọi lứa tuổi! Một số thực phẩm có thể chứa quá nhiều dinh dưỡng và ít nước, góp phần vào sự phát triển của sỏi, gây ra bệnh tiết niệu dưới.

Mèo khó đi vệ sinh cũng là một trong những vấn đề đường tiết niệu điển hình của mèo! Vui lòng đưa bé đi thăm khám Thú y ngay khi có biểu hiện khó đi vệ sinh, hoặc đi tè ra máu!

Tạm kết

Tuy không phải là dấu hiệu nguy hiểm, nhưng mèo đi vệ sinh ra máu vẫn là một trong những dấu hiệu đáng lo ngại về đường tiết niệu của bé, vì vậy bạn nên cho bé đi khám bác sĩ ngay lập tức khi nhận biết được vấn đề này. 

Theo dõi kênh ngay để nhận thông tin chăm sóc thú cưng hấp dẫn nhất!

Bài viết liên quan