Mèo khó đi vệ sinh | Tổng hợp 10 triệu chứng khó tiểu cần lưu ý

Mèo khó đi vệ sinh | Tổng hợp 10 triệu chứng khó tiểu cần lưu ý
Mèo khó đi vệ sinh | Tổng hợp 10 triệu chứng khó tiểu cần lưu ý

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Giảm Ngay 10%

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN KHUYẾN MÃI

Table of Contents

Mèo khó đi vệ sinh có sao không?

Mèo khó đi vệ sinh thường là do các vấn đề ở đường tiết niệu trên (bao gồm phần thận và niệu quản); cả đường tiết niệu dưới (phần bàng quang và niệu đạo).

Cách điều trị và chẩn đoán tốt nhất với mèo chính là phát hiện ra bệnh này sớm, nhất là khi các loại bệnh liên quan đến đường tiết niệu thường xảy ra nhiều ở mèo đực hơn so với mèo cái, bao gồm cả các chú mèo bị thừa cân, bị thiến và sống trong nhà một thời gian dài… đều có có nguy cơ khó tiểu cao hơn.

Hai vấn đề bệnh lý thường thấy ở mèo chính là: FLUTD – Feline lower urinary tract disease – Viêm đường tiết niệu dưới hoặc feline urologic syndrome (FUS) ..

Khi bạn thấy mèo khó đi vệ sinh thường xuyên, hoặc luôn đi tiểu trong căng thẳng, rất có thể đây là các triệu chứng của vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn nghiêm trọng.

Nếu bé bí tiểu trong thời gian dài, chắc chắn rằng nên đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức. Mèo khó đi vệ sinh thường do tắc nghẽn một phần hoặc đường tiết niệu gặp quá nhiều vấn đề cùng một lúc.

Bí tiểu lâu ngày khiến thận chứa quá nhiều nước, khiến hoạt động thải lọc ngừng hoạt động, giải phóng chất độc từ nước tiểu ngược vào máu. Bàng quang cũng có thể vỡ trong một số trường hợp cụ thể, khiến nước tiểu tràn vào khoang bụng. Cả hai tình huống này đều có thể gây tử vong. 

10 triệu chứng khó tiểu ở mèo cần lưu ý

Ngay khi bạn nhận biết được một số vấn đề và triệu chứng nào dưới đây, hãy đưa mèo đến phòng khám hoặc bệnh viện thú y ngay lập tức. Dưới đây là một số triệu chứng cần lưu ý:

  1. Đi tiểu thường xuyên với lượng nhỏ nước tiểu
  2. Đi tiểu bên ngoài hộp vệ sinh
  3. Tiểu máu (có máu trong nước tiểu)
  4. Mèo hay khát nước
  5. Chán ăn
  6. Nôn mửa
  7. Kêu nhiều
  8. Liếm quá nhiều vùng sinh dục
  9. Bụng chướng và hay đau
  10. Hôn mê, ngất xỉu bất ngờ

12 nguyên nhân khiến mèo khó đi vệ sinh

Mèo khó đi vệ sinh phần lớn mắc bệnh viêm bàng quang. Đây vốn là vấn đề sức khoẻ khá phổ biến ở mèo, và hoàn toàn có thể xử lý bằng cách cho mèo ăn uống với chế độ điều độ hơn. 

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây khó tiểu ở mèo:

  1. Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn
  2. Viêm bàng quang kẽ ở mèo
  3. Mèo có phản ứng với thuốc
  4. Di truyền (cụ thể là giống mèo Himalaya)
  5. Mèo có cục máu đông
  6. Tích tụ mô sẹo
  7. Sỏi hoặc tinh thể đường tiết niệu
  8. Có khối u
  9. Viêm niệu đạo
  10. Co thắt cơ niệu đạo
  11. Mèo gặp chấn thương
  12. Dị vật từ cuộc phẫu thuật trước đó (thường là ở ống thông)

Chẩn đoán bệnh tiểu khó ở mèo

Để phát hiện bệnh lý khi mèo khó đi vệ sinh, bạn sẽ cần cho bé đến khám bác sĩ thú ý, để xác định được nguyên nhân gây ra chứng khó tiểu.

Bác sĩ thú y sẽ khám sức khỏe tổng thể của bé mèo, cũng như sờ nắn kỹ vùng bàng quang và thận, kiểm tra phản ứng đau của bé, cũng như để tìm được ra chỗ gây tắc nghẽn. Nếu phần tắc nghẽn phình quá to, bé sẽ cần được phẫu thuật ngay lập tức.

Các bác sĩ thú y sẽ cần phải thực hiện một số thủ thuật dưới đây để xác định bệnh lý của mèo:

  • Phân tích nước tiểu của mèo rất kĩ lưỡng để xác minh được phần trăm của máu, tinh thể struvite, canxi oxalate, vi khuẩn, nồng độ protein trong nước tiểu và cả độ pH trong nước tiểu. Bạn hoàn toàn có thể đánh giá chức năng thận với kết quả này. 
  • Xét nghiệm máu chính là cách để tìm ra sỏi hoặc tinh thể đường tiết niệu đang cọ xát và gây dị ứng với các cơ quan nội tạng.
  • Chụp X-quang hoặc siêu âm ổ bụng cũng chính là cách để xác định được vị trí tắc nghẽn, cũng như để xác nhận xem có khối u hoặc dị vật hay không. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể xét nghiệm trực tiếp nước tiểu để xác định các loại vi khuẩn (nếu có).
  • Xét nghiệm máu thường sẽ bao gồm: toàn bộ các chỉ số, công thức máu tổng thể và cả hồ sơ sinh hóa để phát hiện ra các bệnh tiềm ẩn.

Điều trị chứng khó tiểu ở mèo

Nên làm gì để mèo khó đi vệ sinh với tần suất ít hơn, hoặc khỏi hẳn Để điều trị hiệu quả, bạn sẽ cần xử lý triệt để nguyên nhân cơ bản gây bệnh, với một số thủ thuật có thể thực hiện ngay lập tức như sau:

Phẫu thuật khẩn cấp

Nếu bác sĩ đã nhận định được rằng bé đang bị tắc nước tiểu bên trong, tuy nhiên không htể xác nhận được bằng chẩn đoán hình ảnh, sẽ cần phải làm phẫu thuật khẩn cấp để thông nước tiểu ra ngoài, cứu sống chú mèo. 

Sau khi mổ bụng, bác sĩ phẫu thuật sẽ tìm kiếm mọi nguyên nhân có thể gây tắc nghẽn nước tiểu, xử lý phần này và đưa ra các liệu trình bằng thuốc nhanh nhất có thể. Sinh thiết thành bàng quang cũng chính là cách để tìm bệnh lý nhanh hơn

Phẫu thuật cắt bỏ

Nếu đã xác nhận được rằng có sỏi trong đường tiết niệu, bác sĩ thú y sẽ làm thủ thuật để đào thải sỏi ra ngoài. Tuy nhiên nếu kích cỡ sỏi quá lớn, bé sẽ phải được làm phẫu thuật. Đây cũng chính là cách để xác định và cắt bỏ khối u (nếu có) trong bàng quang. 

Cần lưu ý rằng cả hai phương pháp điều trị này đều tiềm ẩn rủi ro, vì đường tiết niệu của mèo rất hẹp và khó phẫu thuật. Đây là phẫu thuật gây mê toàn thân. 

Thuốc kháng sinh

Điều trị bằng kháng sinh thường được áp dụng với các bạn bị viêm đường tiết niệu do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập. Đây vốn là một biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm sâu hơn, thường kháng sinh là loại thuốc bắt buộc phải sử dụng sau khi làm phẫu thuật. 

Mỗi đơn thuốc kháng sinh thường sẽ kéo dài từ 1 đến 4 tuần. 

Phục hồi tình trạng mèo khó đi vệ sinh
Phục hồi tình trạng mèo khó đi vệ sinh

Phục hồi tình trạng mèo khó đi vệ sinh

Nếu bé mèo nhà bạn đã trải qua phẫu thuật vùng bụng, hãy đảm bảo rằng bạn chăm sóc bé thật tốt tại nhà!

  • Tốt nhất, hãy theo dõi vết mổ hàng ngày để đảm bảo miệng vết thương luôn sạch sẽ, không bị nhiễm trùng. 
  • Hãy cho bé đeo vòng chống liếm, để tránh bé gãi hoặc liếm vết thuơgn này. 
  • Ngoài ra, hãy cho bé uống đầy đủ các loại thuốc yêu cầu, vào đúng giờ quy định để thúc đẩy quá trình lành vết thương!
  • Bạn cũng nên bổ sung thêm glycosaminoglycan cho mèo để hình thành niêm mạc bàng quang, và cũng để hạn chế tình trạng viêm do nước tiểu gây ra, bằng cách thêm vào thức ăn hàng ngày của mèo.
  • Hãy luôn đảm bảo rằng bé đang có một chế độ ăn nhiều đạm, có chất lượng cao, thường sẽ có magie và tro thấp 
  • Với các bé đang điều trị sỏi thận, thường thì bác sĩ sẽ chỉ định một chế độ ăn với loại hạt cụ thể, để làm tan viên sỏi nhỏ đang tồn tại trong đường tiết niệu.
  • Cách phòng tránh các bệnh về đường tiết niệu chính là cho bé uống nước sạch mỗi ngày
  • Mèo khó đi vệ sinh cũng có thể là do hộp vệ sinh không được dọn thường xuyên. Vì vậy, hãy luôn đảm bảo sạch sẽ để bé có thể thoải mái đi vệ sinh mỗi ngày. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể khuyến khích bé tập thể dục, cũng như cho bé vào một không gian rộng lớn để chạy nhảy. 

Theo dõi kênh ngay để nhận thật nhiểu thông tin chăm sóc chó mèo hữu ích!

(Bài này dẫn link tới Hạt Royal Canin Urinary)

Bài viết liên quan