Tiêm phòng cho mèo con | 3 loại vắc xin mới nhất 2024

Tiêm phòng cho mèo con | 3 loại vắc xin mới nhất 2024

Liệu có cần tiêm phòng cho mèo con? Về bản chất, mèo vốn có sức khoẻ rất yếu, đặc biệt khi sống trong môi trường của con người, do vậy, chắc chắn rằng các con sen cần tăng cường hệ thống miễn dịch, để mèo có thể tránh virus và vi khuẩn trong điều kiện sống hiện tại. 

Do đó, dù bạn nuôi mèo con hay mèo trưởng thành, hay luôn để ý lịch tiêm phòng cho mèo con, để tăng tuổi thọ và sức khỏe tổng thể của mèo. Ngoài ra, để tránh bệnh dại, phần lớn chính quyền địa phương hiện nay đều yêu cầu bắt buộc phải tiêm vắc xin cho chó và mèo. 

Vậy, khi nào nên đi tiêm vắc-xin? Mèo con nên bắt đầu tiêm phòng từ 6 đến 8 tuần tuổi cho đến khi được khoảng 16 tuần tuổi.

Sau đó, mèo nên được tiêm vắc xin và tẩy giun đều đặn theo năm. Một lần tiêm vắc xin thường sẽ là 2 mũi, cách nhau từ 3 đến 4 tuần. Mèo trưởng thành sẽ có số lần tiêm vắc xin ít hơn, từ 1-3 năm một lần, tuỳ thuộc vào thời gian vắc xin có tác dụng.

Tổng quan

Khi nào mèo con nên được tiêm phòng?6-8 tuần tuổi
Số lượng mũi tiêm cho 1 lần tiêm phòng?2
Khi nào cần nhắc lại mũi tiêm phòng?1-3 năm/ lần
Mèo có phản ứng gì sau khi tiêm phòng?Sốt nhẹ, kéo dài từ 1-2 ngày
Tổng quan về tiêm phòng cho mèo con | 3 loại vắc xin mới nhất 2024

Vắc xin mèo có tác dụng gì? 

Khi sử dụng đúng cách, vắc xin mèo sẽ có tác dụng: 

  • Chống bệnh dại
  • Phòng tránh bệnh giảm bạch cầu (còn được gọi là bệnh sốt rét ở mèo)
  • Bệnh Calicivirus ở mèo
  • Viêm mũi do virus ở mèo

Các loại vắc-xin viêm mũi khí quản do virus, calicivirus và giảm bạch cầu ở mèo thường được tiêm dưới dạng mũi kết hợp (FVRCP), đem lại cảm giác khá khó chịu cho mèo, và có thể gây ốm sốt trong thời gian ngắn. 

Vắc-xin hoạt động như thế nào?

Vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch, để cơ thể có thể tự nhận biết và chống lại một loại vi sinh vật cụ thể, ví dụ như vi rút, vi khuẩn hoặc các sinh vật truyền nhiễm khác.

Sau khi được tiêm phòng, hệ thống miễn dịch của mèo sẽ sẵn sàng phản ứng lại các nguồn lây nhiễm vi khuẩn này trong tương lai. Nói cách khác, vắc-xin mô phỏng bệnh thực tế, để kích hoạt hệ thống miễn dịch, để có thể bảo vệ cơ thể tốt hơn. Tùy theo từng bệnh, vắc-xin sẽ giúp mèo có thể ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng.

Tùy thuộc vào từng loại bệnh, vắc-xin sẽ giúp mèo ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, cũng như thúc đẩy quá trình phục hồi. 

Mặc dù vắc-xin có thể ngăn ngừa bệnh tật nhưng vẫn không thể ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Do đó, mèo có thể không bị bệnh nhờ đã có vắc-xin bảo vệ, nhưng vẫn có thể mắc bệnh nhiễm khuẩn từ các chú mèo khác.

Đây có thể không phải là vấn đề nếu bạn chỉ nuôi từ 1-3 con, tuy nhiên nếu nuôi mèo đẻ, việc bảo vệ và vệ sinh chuồng trại lại trở nên cực kỳ nghiêm trọng để có đàn mèo khoẻ mạnh nhất.

Tiêm phòng cho mèo con cực kỳ quan trọng
Tiêm phòng cho mèo con cực kỳ quan trọng

Bệnh được phòng ngừa sau khi tiêm phòng cho mèo

Bé mèo nhà bạn sẽ được bảo vệ khỏi những bệnh gì sau khi tiêm phòng? Hãy cùng khám phá ngay nhé:

Nhiễm trùng giảm bạch cầu (FPV)

Nhiễm trùng giảm bạch cầu ở mèo (FPV) là căn bệnh hiếm gặp hiện nay do hiện mèo đã được tiêm phòng rộng rãi, nhưng vẫn sẽ có nguy cơ cao, đặc biệt với môi trường tại Việt Nam. Đây là virus gây bệnh viêm dạ dày ruột nặng, thường dẫn đến tử vong (nhiễm trùng dạ dày và đường ruột), trầm cảm nặng, mất nước và suy sụp. Đây là căn bệnh rất dễ lây sang những con mèo khác.

Nhiễm virus đường hô hấp trên

Nhiễm virus đường hô hấp trên ở mèo, do virus FVR (FHV-1) hoặc calicivirus (FCV) gây ra. Các triệu chứng thường thấy sẽ là cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên ở mèo (URI) hoặc đôi khi bị nhầm lẫn là cúm mèo phổ biến. Mặc dù không quá nghiêm trọng lắm với mèo trưởng thành, nhưng đây là mối lo ngại với mèo con, và có thể gây ra các vấn đề bệnh lý lâu dài. Việc tiêm chủng sẽ chỉ có hiệu quả ở mức độ vừa phải, vì mèo phải có khả năng miễn dịch tốt. Tiêm phòng làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng và thời gian nhiễm trùng xảy ra.

Bệnh Chlamydiosis

Bệnh chlamydiosis ở mèo hoặc viêm kết mạc do chlamydia, vốn là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Chlamydophila felis gây ra, gây viêm và sưng đau kết mạc hoặc màng quanh mắt và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Sự lây nhiễm này thường xảy ra ở đàn mèo lớn, và mèo có thể tái nhiễm tỏng thời gian ngắn. Tiêm vắc-xin có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hình thành trong đàn.

Bệnh FeLV

Nhiễm virus bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV) là loại virus phổ biến ở mèo sống ngoài trời, hoặc ở trong chuồng trại. Mèo con rất dễ mắc bệnh này, vì vậy vắc xin FeLV vốn là sự bắt buộc với mèo con. Nhiều con mèo nhiễm bệnh mãn tính sẽ chết vì khối u hoặc do tổn thương hệ thống miễn dịch do nhiễm virus. Cần lưu ý rằng, thời gian ủ bệnh của bệnh FeLV rất lâu, vì vậy mèo khi mới bị nhiễm bệnh sẽ cực kỳ bình thường và khoẻ mạnh. Do đó, hãy xét nghiệm máu cho mèo định kỳ.

Bệnh FIP

Viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo (FIP), do virus Corona gây ra, với 2 thể chính là FIP khô (hệ thần kinh) và FIP ướt (Gây chướng bụng). Hiện nay vẫn chưa tìm được ra nguyên nhân lây bệnh, tuy nhiên đã có vắc xin để chống lại loại virus gây chết mèo này.

Bệnh dại, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người, với nguy cơ tử vong cao sau khi có vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh. Bệnh dại gây ra những bất thường về thần kinh và nhanh chóng dẫn đến tử vong. Vì vậy, tiêm phòng bệnh dại hiện đang là một phần thiết yếu của tất cả các chương trình tiêm chủng cho cho mèo.

Bệnh Bordetella

Bordetella là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở mèo. Vắc-xin này thường chỉ được sử dụng như một phương pháp kiểm soát nhiễm trùng trong hộ gia đình nuôi nhiều mèo, hoặc trong trại mèo đã được xác định là đã nhiễm bệnh.

Khi nào nên tiêm phòng cho mèo?

Cần lưu ý rằng, thường sẽ phụ thuộc vào thời gian mèo ở ngoài cũng như tình hình bệnh dịch của địa phương, để quyết định tần suất và số lần tiêm cho mèo, ví dụ như sau: 

  • Với bệnh bạch cầu ở mèo, thường sẽ bị lây nhiễm virus nghiêm trọng qua các chất dịch cơ thể như nước bọt, phân, nước tiểu và sữa từ mèo bệnh. Do đó, tốt nhất mèo nên được tái khám sau mỗi 12 tháng để đảm bảo rằng vắc xin có tác dụng, luôn được bảo vệ tốt nhất. Cần lưu ý rằng, bệnh bạch cầu vốn là bệnh không thể chữa khỏi ở mèo, vì vậy tốt nhất các con sen nên phòng ngừa và ưu tiên hàng đầu.
  • Với bệnh Bordetella, hay còn gọi là bệnh phế quản ở chó mèo, thường bị lây nhiễm ở các spa chó mèo. Đây là virus rất dễ lây lan trong không gian có nhiều thú cưng. Vắc-xin sẽ không ngăn ngừa bệnh nhưng sẽ giúp mèo con không bị bệnh nặng. Vắc xin phải được tiêm nhắc lại 3 tuần sau lần tiêm vắc-xin đầu tiên (bất kể với mèo con hay mèo trưởng thành tại thời điểm tiêm vắc-xin đầu tiên).

Nếu bạn nuôi mèo nhà và ít khi bé ra đường, tỷ lệ bé mắc các bệnh truyền nhiễm rất ít, tuy nhiên các bé vẫn có thể nhiễm vi trùng khi mở cửa thông thoáng không khí, đặc biệt trong khu vực có nhiều mèo bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, các bạn mèo vẫn có thể trốn đi chơi, và sẽ về nhà sau 1-2 ngày, tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh bên ngoài. Vì vậy, tốt nhất hãy luôn ghi nhớ lịch tiêm phòng và chăm sóc các bé thật cẩn thận bạn nhé!

Cần lưu ý rằng, vắc xin không thể giúp các bé miễn dịch hoàn toàn với mọi loại bệnh. Vì vậy, để thú cưng luôn khỏe mạnh, hãy hạn chế mèo tiếp xúc với mèo hoang, động vật bị nhiễm bệnh, cũng như ở môi trường sạch sẽ, với không gian trong nhà luôn thoáng đãng.Nên tiêm phòng cho mèo những mũi nào?

3 loại vaccine phổ biến hiện nay

Tổng quan về các loại vắc xin dành cho mèo

Dưới đây là danh sách các loại vắc xin cốt lõi được Hiệp hội những người hành nghề chăm sóc mèo Hoa Kỳ (AAFP) khuyến nghị dành cho mèo con và mèo trưởng thành:

  1. Vaccine chống Virus giảm bạch cầu ở mèo
  2. Vaccine phòng tránh bệnh viêm mũi khí quản do virus ở mèo hay còn gọi là virus herpes loại 1 (FHV-1)
  3. Vaccine phòng tránh bệnh Calicivirus ở mèo
  4. Vaccine bệnh dại
  5. Vaccine phòng tránh virus gây bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV), là vắc xin thiết yếu chỉ dành cho mèo con.

Vắc xin bổ sung (có thể linh hoạt dùng) theo khuyến nghị của AAFP dành cho mèo có nguy cơ tiếp xúc với các bệnh cụ thể như sau:

  1. Chlamydophila felis (gây bệnh chlamydiosis ở mèo)
  2. Bordetella bronchiseptica (gây bệnh bordetellosis ở mèo)
  3. Virus gây bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV) ở mèo trưởng thành

Các loại vắc xin không được AAFP khuyến nghị nhưng vẫn cực kỳ quan trọng với mèo, đặc biệt trong bối cảnh môi trường sống ngày càng độc hại 

  1. Viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo (FIP)

Nếu tách bạch các loại vaccine (không dùng vaccine 5-1 hoặc 7-1), cụ thể sẽ có 3 loại vắc xin cụ thể như sau:

Vắc xin sống biến tính

vốn chứa các sinh vật sống bị suy yếu hoặc biến đổi gen để không gây bệnh, nhưng vẫn có khả năng nhân tế bào trong cơ thể mèo. Vắc xin sống này tạo ra khả năng miễn dịch mạnh hơn, lâu dài hơn với các loại vắc xin bất hoạt (inactivated vaccine). Không nên dùng loại vắc xin này với mèo đang mang thai hoặc mèo có hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường (ví dụ như đang mắc bệnh FIV cùng một số loại bệnh khác).

Vắc xin chết

Vắc xin chết (bất hoạt – inactivated vaccine), đây là các loại vaccine được điều chết từ vi khuẩn đã bị tiêu diệt, hoặc đã được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Loại vaccine này tuy có mức độ bảo vệ cao như vắc xin sống, nhưng an toàn hơn và có tính chất bổ trợ (là thành phần bổ sung) để kích thích phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

Vắc-xin Subunit

Vắc-xin Subunit, hay còn gọi là vắc xin tái tổ hợp DNA. Đây là những loại vắc xin được sản xuất từ một phần của các loại vi khuẩn truyền nhiễm nhưng đã bị tiêu diệt.

Hiện nay có nhiều loại vắc xin được sản xuất dưới dạng kết hợp (5-1 hoặc 7-1) để co stheer chống lại nhiều bệnh, chỉ trong vòng 1-2 mũi tiêm. 

Các loại vắc xin hiện nay được tiêm hoặc nhỏ vào mũi, nhưng phần lớn là dưới dạng tiêm phòng. Bác sĩ thú y sẽ tư vấn các con sen loại vắc xin phù hợp nhất với sức khoẻ thú cưng của bạn!

Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin

Tiêm phòng sẽ bảo vệ được đại đa số mèo nhưng trong một số trường hợp, vắc xin sẽ không có tác dụng, với các lý do cụ thể như sau: 

  1. Sự khác biệt giữa các chủng virus khác nhau. Đây là một vấn đề khá lớn, ví dụ như khi nhiễm trùng calicivirus ở mèo, giống như bệnh cảm lạnh thông thường ở người, sẽ có rất nhiều chủng bệnh khác nhau. Vì vậy, các loại vắc xin phổ biến hiện tại sẽ chỉ có thể bảo vệ một phần.
  2. Kháng thể từ mèo mẹ, thường mèo con sẽ nhận được kháng thể từ mèo mẹ ngay khi đang mang thai, hoặc từ sữa trong thời gian bú mẹ. Vì vậy, một con mèo mẹ sau khi được tiêm phòng đầy đủ sẽ truyền kháng thể cho mèo con, và những kháng thể này cũng sẽ có khả năng bảo vệ mèo con từ hai đến ba tháng đầu đời. Tuy nhiên, trong cùng thời gian này, kháng thể từ mẹ cũng có thể ngăn chặn tác dụng của vắc xin, giống với quá trình phải ngăn chặn sự lây nhiễm thực sự. Tác dụng này sẽ giảm dần theo thời gian khi bé mèo con đến khoảng 4 báng tuổi. Vì vậy, các con sen sẽ cần để ý tiêm vắc xin tăng cường cho bé mèo sau khi kháng thể từ mẹ dần biến mất.
  3. Căng thẳng sẽ khiến mèo không phản ứng tốt với lịch tiêm phòng. Do đó, hãy đảm bảo rằng bé mèo nhà bạn có sức khoẻ tốt, cũng như cố cuộc sống ổn định từ 5-7 ngày ở nhà mới trước khi tiêm phòng. Trước khi tiêm vắc-xin, bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe toàn diện để đảm bảo rằng mèo khoẻ mạnh và không có dấu hiệu bệnh lý.
  4. Vắc xin có thể ngăn ngừa virus, tuy nhiên không thể ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng nhiễm trùng. Một số loại vắc-xin được thiết kế để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  5. Hệ thống miễn dịch của mèo hoạt động kém hoặc không đủ năng lực, có thể vô hiệu hoá tác dụng của vắc xin. Điều này xảy ra do một số bệnh khác hoặc các biến chứng bệnh liên quan ở mèo cao tuổi.

Rủi ro sau khi tiêm phòng cho mèo

Có rất ít rủi ro liên quan đến việc tiêm chủng. Bác sĩ thú y thường sẽ thông báo với con sen các phản ứng phụ của bé mèo sau khi tiêm phòng. Mèo có thể sốt nhẹ, chán ăn hoặc kém hoạt bát trong vòng 1-2 ngày sau khi tiêm phòng, và sẽ tự động khỏi không cần đến thuốc hoặc chăm sóc đặc biệt. 

Rất ít mèo bị dị ứng với thành phần của vắc xin, hoặc gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như khó thở, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nhưng nếu mèo nhà bạn gặp các vấn đề này, hãy liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức.

Lịch tiêm phòng cho mèo

Dưới đây là lịch tiêm ngừa cho mèo con và cả mèo trưởng thành

6-10 Tuần tuổiFVRCP (feline distemper)
11-14 Tuần tuổiFVRCP (feline distemper), FeLV (feline leukemia)
15+ Tuần tuổiFVRCP (feline distemper), FeLV (feline leukemia), rabies vaccine

Giá tiêm phòng các vắc xin cho mèo

Dưới đây là bảng giá tiêm phòng cho mèo (cập nhật 2023)

Loại bệnh/ Loại vắc xinChi phí
Giảm bạch cầu, Viêm mũi, khí quản truyền nhiễm, bệnh do Herpesvirus > Vắc xin phòng bệnh Leucorifelin và Purevax (4 trong 1)~250.000VND – 350.000VND
Tiêm phòng dại cho mèo > Vắc xin Rabisin 150.000VND/ mũi
Nhóm bệnh cơ bản ở mèo con > Vacxin Novibac  (4 trong 1)280.000VND
Nhóm bệnh cơ bản ở mèo con > Vacxin Zoetis (4 trong 1)290.000VND
Nhóm bệnh cơ bản ở mèo con > Vacxin Merial Purevax (4 trong 1)310.000VND
Viêm Phúc Mạc (FIP) > Vacxin Viêm Phúc Mạc (FIP)350.000VND
Lưu ý quan trọng khi tiêm phòng cho mèo
Lưu ý quan trọng khi tiêm phòng cho mèo. Tham khảo VCAHospitals

Lưu ý sau khi tiêm phòng cho mèo con

Cần lưu ý, mèo con có thể cảm thấy buồn ngủ và chán ăn sau khi tiêm phòng, tuy nhiên điều này sẽ kết thúc sau 1-2 ngày. Nếu bé mèo có các dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy, sưng mặt, mẩn đỏ hoặc thay đổi nhịp thở trong vòng 24 giờ sau khi tiêm vắc-xin, hãy tới thú y gần nhất.

Theo dõi ngay để nhận thật nhiều thông tin chăm sóc chó mèo hữu ích!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lên đầu trang