Cách chăm sóc mèo con hiệu quả nhất theo từng giai đoạn | Thông tin quan trọng nhất 2024

Cách chăm sóc mèo con hiệu quả nhất theo từng giai đoạn | Thông tin quan trọng nhất 2024
Cách chăm sóc mèo con hiệu quả nhất theo từng giai đoạn | Thông tin quan trọng nhất 2024

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Giảm Ngay 10%

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN KHUYẾN MÃI

Table of Contents

Cách chăm sóc mèo con cực kỳ quan trọng thực sự là một trải nghiệm rất đặc biệt với nhiều niềm vui, sự ấm áp và tiếng cười. Đó là lý do vì sao mọi người rất yêu thích chia sẻ hình ảnh và video về mèo con. Mèo con cực kỳ vui vẻ, đáng yêu và thú vị.

Việc chăm sóc mèo con đòi hỏi sự quan tâm trực tiếp của các thành viên trong gia đình. Trọng tâm của việc chăm sóc mèo con là giúp mèo con thích nghi với gia đình mới và cung cấp sức khỏe thể chất cho mèo con để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh.

Tương tự như sức khoẻ của con người, các con sen sẽ cần đến cực kỳ nhiều kiến thức, cũng như có đầy đủ thông tin về nhu cầu của mèo con. Cuộc đời của mèo con có nhiều giai đoạn và điều quan trọng chính là phải hiểu được sự thay đổi, cũng như nhu cầu của mèo sẽ thay đổi như thế nào khi lớn lên.

Do đó, hãy nhớ lên lịch đi khám cho các bé mèo đúng lịch, để có sự kiểm tra thường xuyên của bác sĩ thú y, cũng như đảm bảo rằng nhớ lịch tiêm phòng cho mèo con, tẩy giun và các hình thức chăm sóc khác nhau, để hỗ trợ sự phát triển trong suốt các giai đoạn phát triển và trưởng thành khác nhau của mèo.

Độ tuổi của mèo

Thường sẽ tuỳ giống mèo, nhưng mèo nhà thường sống lâu hơn mèo chạy nhảy ngoài trời. Tuổi thọ trung bình của mèo nhà là 16 đến 18 năm, và có thể tới hơn 20 năm. Còn mèo hoạt động ngoài trời thường sẽ chỉ có tuổi thọ trung bình vào khoảng 13-14 năm.

Tuổi thọ của mèo cũng khác nhau tùy theo giống, vì một số giống mèo đương nhiên sẽ sống lâu hơn những giống khác. Ví dụ, mèo Xiêm và Manx là 2 giống mèo sống lâu nhất.

Độ tuổi của mèo so sánh với tuổi người

Tuổi mèoTuổi người
0-1 tháng0-1 tuổi
2-3 tháng2-4 tuổi
4 tháng6-8 tuổi
6 tháng10 tuổi
7 tháng12 tuổi
12 tháng15 tuổi
18 tháng21 tuổi
2 năm24 tuổi
3 năm28 tuổi
4 năm32 tuổi
5 năm35 tuổi
6 năm40 tuổi
7 năm44 tuổi
8 năm48 tuổi
9 năm52 tuổi
10 năm58 tuổi
11 năm60 tuổi
12 năm64 tuổi
13 năm68 tuổi
14 năm72 tuổi
Độ tuổi của mèo so sánh với tuổi người
Độ tuổi của mèo so sánh với tuổi người
Độ tuổi của mèo so sánh với tuổi người

Cần lưu ý rằng, độ tuổi của mèo thường sẽ còn phụ thuộc vào cả giống mèo và môi trường sống. Trung bình hiện tại các giống mèo ở Việt Nam, thường sẽ có tuổi thọ từ 13-14 năm.

Xem thêm: 1 tuổi mèo bằng bao nhiêu tuổi người?

Khi nào nên đưa mèo con về nhà?

Lý tưởng nhất là sau 2 tháng, để đảm bảo rằng bé đã có đủ hơi ấm cũng như dinh dưỡng từ mẹ, cũng như đủ lớn để có thể tách đàn. Tốt nhất, bé cũng nên được tiêm tối thiểu 1 mũi vaccine và tẩy giun trước khi đón về.

6 tháng đầu đời của mèo con

Đây chính là thời điểm khó khăn nhất, để đảm bảo rằng bé mèo được chuẩn bị thật kỹ lưỡng và đầy đủ nhất, vì sự  phát triển tốt sau này, dưới đây là một số lưu ý quan trọng cho các con sen:

Nuôi mèo con, mèo sơ sinh mới đẻ đến 4 tuần tuổi

Dưới 4 tuần tuổi là lúc bé cần được ở gần mẹ, chính là lúc để pahst triển các kỹ năng vận động và phối hợp. Đây cũng là lúc bé học được cách điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Vào thời điểm này, bé mèo sẽ cần đến sự ấm áp của mẹ, tương tự như các bé sơ sinh vậy. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng cả mèo mẹ và mèo con có môi trường ấm áp, sạch sẽ và an toàn, dinh dưỡng tốt, cũng như sự quan sát, chăm sóc thú y tận tình tới cả sức khoẻ của mèo mẹ.

Nếu vì lý do nào đó mà mèo mẹ không thể chăm sóc mèo con (mất ngay khi sinh) thì bạn sẽ  cần ghép đàn, để bé con có thể lớn lên và phát triển.

Bé mèo con sẽ cần bú bình 2-4 giờ một lần, được nuôi dưỡng trong môi trường ấm áp và an toàn, đồng thời bạn sẽ cần giúp bé mèo con đi tiểu và đại tiện. Hãy luôn giữ ấm bé mèo con bằng chăn, đặc biệt trong trường hợp bị tách đàn khỏi mẹ và anh chị sớm. 

Cách chăm sóc mèo con từ 5 đến 11 tuần tuổi

Vào thời điểm này, mèo con mới sinh nên được cai sữa mẹ hoặc bú bình và cho ăn theo chế độ ăn giàu protein, giàu năng lượng.

Trong giai đoạn này, kỹ năng vận động và phối hợp của bé sẽ dần tiến bộ, cũng như bé sẽ ‘tăng động’ và yêu thích chạy nhảy hơn rất nhiều. 

Vì vậy, hãy giám sát bé thật cẩn thận vì rất có thể các bé mèo sẽ tự rơi vào tình huống nguy hiểm, ví dụ như leo trèo quá cao, dễ bị gẫy chân hoặc nô đùa quá đà với các bạn hàng xóm dẫn đến thương tích.

Cách chăm sóc mèo con từ 2 đến 4 tháng tuổi

Mèo từ 2 đến 4 tháng tuổi chính là lúc phát triển và tăng cân nhanh chóng. Đây là lúc các bé đi ‘phá nhà phá xóm’, trêu chọc các anh chị mèo trưởng thành, cũng như sẵn sàng gọi bạn dậy vào nửa đêm để chơi đùa. 

Đây cũng chính là thời điểm vui vẻ nhất của mèo, do đó một ngày bạn nên cho bé ăn từ 3-4 bữa, nhiều đạm và protein để bé mèo được phát triển tốt nhất. 

Cách chăm sóc mèo con từ 6 tháng tuổi trở lên

Đây là lúc mèo con dần bước vào độ tuổi thiếu niên, vì vậy sẽ có sự trưởng thành về mặt sinh dục. Tương tự như các thanh niên tuổi dậy thì, đây là lúc bạn bé sẽ yêu thích tiếp xúc với mèo khác giới, cũng như thích được ôm ấp, chiều chuộng hơn. 

Do đó, nếu không có ý định có thêm mèo con, tốt nhất hãy triệt sản cho cả mèo đực và mèo cái. Thường các bạn mèo sẽ trải qua tuổi dậy thì vào tháng thứ 6 đến thứ 8, vì vậy hãy triệt sản hoặc thiến ngay trước đó.

Dinh dưỡng cho mèo con

Các giai đoạn dinh dưỡng của mèo con

Bé ăn gì trong các giai đoạn trưởng thành?

4 tuần đầu đờiUống sữa, pate xay nát
3-5 tuần tuổiPate xay vụn, hạt size bé, đạm cao
5-8 tuần tuổiPate, hạt size bé, đạm cao
6 tháng tuổi trở lênPate, hạt đạm cao
1 năm trở lênHạt đạm thấp, pate hoặc thịt sống

Chọn thực phẩm phù hợp cho mèo con

Cần lưu ý rằng, các con sen nên lựa chọn loại hạt dựa theo sức khoẻ của bé. Ví dụ như, nếu bé đang thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng, tốt nhất nên cho bé ăn các loại hạt cao (kể cả với mèo trưởng thành). Còn nếu bé đã có dấu hiệu thừa cân béo phì ngay từ khi còn nhỏ, tốt nhất hãy giảm đạm cho bé để đảm bảo rằng bé có sức khoẻ tốt nhất.

Bé mèo nên nặng bao nhiêu cân?

Thường bé sẽ có cân nặng tuỳ theo giống mèo, tuy nhiên một trong những sai lầm mà rất nhiều con sen hiện nay mắc phải chính là thích các bạn mèo tròn xoe, bụng chạm đất vì thực sự mèo béo nhìn rất đáng yêu. 

Tuy nhiên điều này cực kỳ không tốt cho sức khoẻ của mèo, với nguy cơ các bệnh nội tạng, mỡ máu khi mèo bước vào độ tuổi trung niên. 

  • Mèo cái tốt nhất nhất nên nặng từ 3.6kg đến 5.5kg ở độ tuổi trưởng thành (1 tuổi trở lên)
  • Mèo đực tốt nhất nhất nên nặng từ 5kg đến 7kg ở độ tuổi trưởng thành (1 tuổi trở lên) 

Cách chăm sóc mèo con hiệu quả – Cần chuẩn bị những gì?

Một phần quan trọng trong quá trình phát triển của mèo con chính là giúp bé hoà nhập với các thành viên trong gia đình của bạn.

Chó và mèo vẫn chơi được với nhau, tuy nhiên vẫn sẽ có một số giống chó lớn có bản năng săn mồi mạnh mẽ, vì vậy sẽ không thể gần gũi được mèo và thỏ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tốt nhất các bạn nên tránh nuôi thú cưng có kích cỡ quá khác nhau, để tránh gây ra những tai nạn không đáng có. 

Chắc chắn rằng, mèo con (kể cả trẻ em) khi tiếp xúc với môi trường mới cũng sẽ cảm thấy lạ lẫm, không hợp tác cũng như dễ đi vệ sinh lung tung. Điều quan trọng nhất ở đây chính là bạn phải kiên trì làm quen với mèo con, âu yếm, chăm sóc và thương yêu bé, để bé có cảm giác an toàn và thân thuộc hơn với bạn.

Vấn đề phát sinh 

Chăm sóc mèo con mới sinh, từ 0 đến 4 tuần chính là lúc có nhiều việc phải làm nhất, với một số vấn đề như sau: 

  • Mắc các bệnh lây trong đàn
  • Không nhận thức ăn, đặc biệt là đối với những chú mèo con bị bỏ rơi hoặc bị tách khỏi mẹ từ sớm
  • Khả năng vận động chậm hoặc khó khăn. 
  • Hôn mê, tiêu chảy hoặc nôn mửa
  • Mèo con trên 4 tuần tuổi thường sẽ ổn định hơn sau khi đã vượt qua giai đoạn nhạy cảm này. Tuy nhiên cho tới 6 tháng tuổi, tốt nhất hãy thật cẩn thận và để ý đến bé, cũng như đảm bảo luôn duy trì nhiệt độ cơ thể.
  • Trong giai đoạn tiếp này, bạn vẫn cần lưu ý các dấu hiệu cảnh báo, có thể thấy như: 
  • Đi vệ sinh sai chỗ
  • Dấu hiệu hung hăng hơn, hoặc ít chơi đùa hơn
  • Dễ bị giật mình, hoảng sợ với những vấn đề bình thường
  • Mèo con gặp tai nạn khi nghịch trong nhà bếp và lại gần các đồ vật nguy hiểm

Nếu bạn quan sát và thấy bất kỳ hành vi kỳ lạ hoặc đáng lo ngại nào trong quá trình phát triển của mèo con, đừng ngần ngại đưa mèo con đến khám thú y. Cần đảm bảo rằng mèo con có môi trường sống an toàn nhất, bé mèo cũng đã được bảo vệ, tiêm phòng, cũng như tẩy giun hàng năm.

Chuẩn bị nơi ở riêng cho bé

Bé mèo khi về nhà mới chắc chắn sẽ phải có một chỗ ở riêng, thường sẽ bao gồm: 

  • Bát ăn, bát nước riêng 
  • Chậu cát
  • Chuồng nhỏ để bạn tiện nhốt bé trong lúc dọn dẹp nhà cửa
  • Lược chải lông mềm loại trừ lông rụng, để tránh nhà cửa có quá nhiều lông mèo
  • Sữa tắm cho bé: Các bạn tốt nhất nên tắm cho bé trong thời gian mới về để bé làm quen với môi trường, đến khi đến khoảng 3-4 tháng tuổi hãy cho bé tắm bên ngoài. 

Đồ dùng bạn sẽ cần để mua cho bé thường xuyên

  • Đồ ăn khô – Tốt nhất hãy mua lượng ít trước, để xem bé có thực sự thích ăn không, sau đó hãy mua bao lớn sau.
  • Pate – Các bạn có thể tự làm pate cho bé tại nhà, tuy nhiên hiện vẫn có rất nhiều loại pate có sẵn. Khi mua pate, điều cần lưu ý nhất chính là bạn phải để ý thật kỹ hạn sử dụng, cũng như lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Cát mèo: Hiện tại có 2 loại cát mèo, đó chính là cát đậu nành và cát đất sét. Tốt nhất các bạn nên dùng cát nhân tạo thay vì cát đất ở ngoài công trường, để khử mùi khử khuẩn tốt nhất, cũng như cát dễ dàng vón cục khi gặp nước.

Khám sức khoẻ tổng thể cho mèo con

Tiêm phòng cho mèo con

Các bé cần được tiêm phòng tối thiểu 2 mũi từ 2 tháng tuổi, và sau đó từ 2-3 năm cho một lần tiêm lại, để đảm bảo rằng bé đã được bảo vệ khỏi các căn bệnh tốt nhất, Thời gian tiêm phòng thường sẽ cách nhau 1 tháng, vì vậy mỗi bé tốt nhất nên có sổ tiêm riêng để theo dõi lịch tiêm định kỳ,

Tẩy giun và diệt bọ chét cho mèo con

Tương tự như người, mèo cũng cần được tẩy giun để hệ tiêu hoá hoạt động tốt nhất. Lịch tẩy giun định kỳ của bé thường sẽ rơi vào khoảng 1 năm 1 lần, với lượng thuốc uống tuỳ theo cân nặng. 

Ngoài ra, bé mèo thường sẽ có bọ chét vì dễ bị lây nhiễm theo đàn, đặc biệt trong đàn lớn. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm diệt bọ chét, cách đơn giản nhất chính là mua lọ thuốc nhỏ vào cổ của bé, sau đó đeo loa để tránh bé liếm lông và bị nhiễm độc trong thời gian thuốc ngấm. Hãy diệt bọ chét cho bé ngay sau khi bé được tắm nhé.

Triệt sản mèo

Triệt sản mèo cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng bé mèo không đi lang thang, dễ gặp nguy hiểm, cũng như các bé dễ bị vứt bỏ nếu lượng mèo mới được sinh ra quá nhiều. 

Triệt sản mèo cái thường phức tạp hơn so với mèo đực, và thời gian lành vết mổ sẽ lâu hơn. Các con sen tốt nhất nên tới cơ sở bệnh viện thú y uy tín, tránh các phòng khám nhỏ lẻ để đảm bảo sức khoẻ cho mèo tốt nhất!

Tạo thói quen cho mèo

Cần lưu ý rằng, sẽ rất khó để tạo thói quen cho bé, nhất là khi bé mới về nhà. 

Hãy thật kiên nhẫn và bắt đầu từ các bước nhỏ nhất như dạy em đi vệ sinh với thói quen giờ giấc khoa học, thường xuyên tiếp xúc với mèo để mèo nhớ chủ, huấn luyện bé các cử chỉ cơ bản, cũng như đảm bảo rằng bé đã làm quen được với mọi ngóc ngách trong nhà. 

Tạo thói quen cho mèo con
Tạo thói quen cho mèo con

Tạm kết

Có thể thấy rằng, nuôi mèo không hề khó, tuy nhiên sẽ cần bạn thực sự phải yêu thương, để cần mẫn tỉ mẩn chăm sóc từng li từng tí ngay từ khi bé còn rất bé, để đảm bảo bé nhận được đầy đủ sự yêu thương, cũng như có được cách chăm sóc mèo con phù hợp với bé nhất!

Theo dõi ngay kênh để cập nhật được nhiều thông tin về thú cưng mới nhất!

Bài viết liên quan