6 Triệu Chứng Dị Ứng Lông Mèo Phổ Biến | Tổng Hợp Mới Nhất 2024

Dị ứng lông mèo - Một số điều cần lưu ý!
6 Triệu Chứng Dị Ứng Lông Mèo Phổ Biến | Tổng Hợp Mới Nhất 2024

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Giảm Ngay 10%

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN KHUYẾN MÃI

Table of Contents

Dị ứng lông mèo là hiện tượng hắt hơi, sổ mũi không ngừng khi lại gần mèo. Hiện có rất nhiều kiểu dị ứng khác nhau, có thể là với lông, protein trong nước bọt, nước tiểu hoặc vảy da khô của mèo.

Lý do dị ứng lông mèo

Vậy, tại sao những thành phần này lại có thể gây ra dị ứng nghiêm trọng cho cơ thể đến vậy? Thường thì những ai bị dị ứng có hệ thống miễn dịch rất nhạy cảm. Lông mèo và cả các thành phần phía trên chứa rất nhiều vi rút và vi khuẩn. Các triệu chứng ốm sốt, hắt hơi sổ mũi hoặc nổi mẩn chính là phản ứng cho thấy cơ thể bạn đang chống lại các tác nhân gây dị ứng.

Hãy nhớ rằng ngay cả khi tuy bạn không bị dị ứng với lông mèo, nhưng các thành phần trên cơ thể của mèo vẫn sẽ khiến tình trạng dị ứng của bạn bùng phát. Ngoài các thành phần có sẵn, khi dạo chơi bên ngoài, bé mèo có thể đem cả phấn hoa, nấm mốc và các chất gây dị ứng khác bám vào lông của chúng, khiến bạn dễ bị dị ứng hơn.

Dị ứng lông mèo – Mèo ko lông có gây dị ứng không?

Các chú mèo không lông, ví dụ như mèo Sphynx, mèo Oriental hay mèo Peterbald được cho là gây ra các triệu chứng dị ứng hơn so với những giống khác, bởi khi đã ít lông, thì rất khó để đem các chất dị ứng từ ngoài vào trong nhà.

Do đó, một khi gia đình đã có người dễ bị dị ứng, tốt nhất không nên nuôi động vật, cả mèo lẫn chó.

6 triệu chứng dị ứng lông mèo

  1. Ho và thở khò khè
  2. Nổi mề đay hoặc phát ban trên cơ thể
  3. Mắt đỏ, ngứa
  4. Nổi vết đỏ trên da nơi mèo cào, cắn hoặc liếm bạn
  5. Chảy nước mũi, ngứa, nghẹt mũi
  6. Hắt xì

Tuỳ theo cơ địa của mỗi người, các triệu chứng này có thể ở nhiều mức độ nhẹ hoặc nặng, có thể xảy ra ngay sau sau vài phút tiếp xúc, hoặc mất vài giờ mới xuất hiện.

Khoảng 20% đến 30% số người mắc bệnh hen suyễn sẽ lên cơn hen nặng hơn sau khi tiếp xúc với mèo.

Điều trị dị ứng lông mèo

Mặc dù các triệu chứng dị ứng với mèo có vẻ khá rõ ràng nhưng không phải lúc nào mèo cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề này. Để chắc chắn nhất, các bạn nên làm xét nghiệm da hoặc máu để xem liệu cơ thể bạn vốn có bị dị ứng không.

Một cách đơn giản khác là nếu bạn đang bị dị ứng, hãy thử sống không có mèo trong vài tháng để xem các triệu chứng này có thay đổi không.

Các loại thuốc điều trị dị ứng lông mèo

Cách điều trị dị ứng với mèo thường sẽ bao gồm thuốc kháng histamine có sẵn không cần kê đơn – như cetirizine (Zyrtec), diphenhydramine (Benadryl), fexofenadine (Allegra) và loratadine (Claritin); hoặc một số thuốc kháng histamine như azelastine (Astelin) có dạng xịt mũi.

Thuốc thông mũi, như pseudoephedrine không kê đơn (Sudafed) hoặc thuốc dị ứng có chứa thành phần pseudoephedrine như Allegra-D, Claritin-D hoặc Zyrtec-D

Thuốc xịt mũi steroid, ảnh hưởng đến các triệu chứng dị ứng hoặc hen suyễn theo nhiều cách khác nhau; thuốc xịt steroid là phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh dị ứng. Budesonide (Rhinocort), fluticasone (Flonase) và triamcinolone (Nasacort Allergy 24HR) là những loại thuốc xịt không cần kê đơn.

Tham khảo một số thông tin quan trọng để không bị dị ứng lông mèo
Tham khảo một số thông tin quan trọng để không bị dị ứng lông mèo. Nguồn: webMD

Giảm thiểu khả năng dị ứng lông mèo

Cách tốt nhất để không bị dị ứng chính là tránh tiếp xúc với mèo (thật sự chia buồn với các bạn nào yêu mèo).

  1. Không nên chạm, ôm hoặc hôn mèo. Đây vốn là hiển nhiên, nhưng một số bạn do quá yêu mèo nên nghĩ rằng tiếp xúc một chút với mèo là được. Một khi đã dị ứng, thì kể cả số lần ít hoặc nhiều đều sẽ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  2. Tránh tiếp xúc với những ai có mèo, bởi họ rất dễ có lông mèo trên quần áo và đồ đạc. Việc tiếp xúc gián tiếp này vẫn có thể gây ra các triệu chứng dị ứng lông mèo nghiêm trọng.
  3. Nếu bạn vẫn là người quá yêu động vật và thích có mèo, hãy cho bé ngủ ở phòng khác và không tiếp xúc với bạn khi ngủ.
  4. Ngoài ra, hãy uống thuốc chống dị ứng thường xuyên, để ngăn chặn các vấn đề kích ứng ngay từ đầu.
  5. Giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc với mèo, bao gồm cả việc dọn khay vệ sinh, thay thức ăn cho mèo…
  6. Hạn chế không cho mèo tới một số khu vực nhất định trong nhà.
  7. Cho bé mèo ở nơi thoáng khí sạch sẽ, lý tưởng là ở ngoài trời. Đây là cách tốt nhất để tránh dị ứng với mèo. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng khu vườn có rào chắc, và bé được an toàn khi ở bên ngoài nhé.
  8. Lau dọn thường xuyên, bao gồm cả chậu cát, cũng như hút bụi lông mèo. Khi đã có mèo, bạn sẽ cần quét và lau sàn nhà, hút bụi thảm và lau chùi đồ đạc thường xuyên.
  9. Có máy hút bụi có bộ lọc HEPA, vì các bộ lọc thông thường có thể không đủ tốt để lọc các chất gây dị ứng. Loại bỏ những tấm thảm và màn cửa, vị trí dễ có nhiều lông.
  10. Làm sạch không khí với máy lọc không khí trung tâm – cũng như các bộ lọc trên lỗ thông hơi, chính là cách ngăn ngừa lông mèo trong nhà.
  11. Tắm cho mèo thường xuyên để loại bỏ các chất gây dị ứng. Tuy nhiên, hãy giữ ấm bé nhé.

Theo dõi kênh ngay để nhận thật nhiều thông tin chăm sóc chó mèo hữu ích!

Câu hỏi thường gặp

Lông mèo có hại không?

Lông mèo có gây ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu và thai nhi, bởi chứa vi khuẩn Toxoplasmosis được tìm thấy trong phân và lông. Khi nhiễm phải vi khuẩn này, thai phụ sẽ dễ dàng bị đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, xuất hiện các hạch bạch huyết ở cổ với khá nhiều các triệu chứng khác tương tự như cảm cúm. Ở trẻ nhỏ, lông mèo có thể gây dị ứng da, nổi mẩn ngứa, đau đầu, đau bụng và tiêu chảy.

Lông mèo vào phổi?

Trẻ em bị dị ứng lông mèo thường sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, nhất là khi lông mèo vào phổi. Các sợi lông mèo có kích thước nhỏ và nhẹ, bay trong không khí, bám vào quần áo, giường, sofa và khó có thể loại bỏ hoàn toàn. Khi hít phải lông mèo và bay vào phổi, rất có thể lông sẽ gây kích ứng, làm sưng đường hô hấp, dị ứng cấp tính, nhất là khi đang có thể trạng yếu!

Bài viết liên quan