Mèo bị đái dắt có phải là dấu hiệu bệnh lý? 5 biện pháp phòng tránh tốt nhất Mèo bị đái dắt có phải là dấu hiệu bệnh lý? 5 biện pháp phòng tránh tốt nhất

Mèo bị đái dắt có phải là dấu hiệu bệnh lý? 5 biện pháp phòng tránh tốt nhất

Mèo bị đái dắt, hoặc mèo đi tiểu không tự chủ, chính là tình trạng mèo đi tiểu bậy ra ngoài hộp cát hoặc những vị trí không thích hợp trong nhà, dù đã được huấn luyện trước đó. 

Mèo bị đái dắt không nhất thiết là bệnh, nhưng đây lại là vấn đề gây ra rất nhiều phiền toái, khó chịu cho cả mèo và con sen. 

Vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị vấn đề mèo bị đái dắt với bài viết này nhé!

Mèo bị đái dắt, nhưng vẫn khát nước là vấn đề gì?

Bác sĩ thú y sử dụng thuật ngữ polydipsia để mô tả vấn đề ở mèo khi mức độ khát nước tăng cao. Mèo đi tiểu quá nhiều, mèo bị đái dắt, thường sẽ được chẩn đoán mắc chứng đa niệu.

Những tình trạng này thường sẽ xảy ra cùng nhau vì lượng nước tiêu thụ tăng dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn.

Nếu mèo của bạn biểu hiện những triệu chứng này, hãy đưa mèo đi khám để loại trừ các tình trạng bệnh lý có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ

Khi mèo trưởng thành, thói quen ăn uống và đi tiểu của mèo thường sẽ thay đổi, có thể là do quá trình lão hoá bình thường, hoặc là biểu hiện của tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng điển hình

  • Uống nước thường xuyên hơn bình thường
  • Đi tiểu quá nhiều
  • Đi tiểu bên ngoài hộp vệ sinh
  • Đi tiểu lâu, căng thẳng, phải rặn tiểu
  • Đi tiểu không kiểm soát
  • Số lần đi tiểu tăng và nước tiểu ít, có dính máu, nhỏ giọt.
  • Nước tiểu màu đỏ hồng, màu đen, rướm máu.
  • Mèo hay kêu lên khi đang tiểu.
  • Liếm bộ phận sinh dục thường xuyên
  • Lười ăn, lười vận động như bình thường

Tần suất đi vệ sinh phù hợp ở mèo

Lượng nước hấp thụ thường sẽ được tính theo cân nặng của mèo, cụ thể là Cân nặng của mèo (kg) x 20 (ml).

Ví dụ: Mèo nhà bạn nặng 5kg, vậy 1 ngày bé nên uống khoảng 100ml nước, và sẽ bài tiết khoảng 100 – 400ml nước tiểu.

Cần lưu ý rằng, lượng nước tiểu ở mèo nhiều hơn rất nhiều so với lượng nước hấp thụ, do đó, hãy thường xuyên thay nước cho bé, kích thích bé luôn uống đủ nước.

Mỗi ngày mèo thường sẽ đi tiểu từ 2-3 lần, với màu vàng (từ nhạt đến đậm). 

Bệnh lý tiềm ẩn

Có một số loại tình trạng có thể khiến mèo uống nhiều nước hơn, đồng thời mèo bị đái dắt, với một số vấn đề bệnh lý cụ thể như sau:

  • Bệnh thận
  • Tình trạng chuyển hóa
  • Vấn đề về tuyến giáp

Nguyên nhân phổ biến

Tình trạng mèo bị đái dắt và thường xuyên khát nước nảy sinh từ nhiều vấn đề về hành vi hoặc bệnh lý gây ra, cụ thể như sau: 

Lão hóa

Quá trình lão hóa ở mèo sẽ khiến một số thói quen hàng ngày bị thay đổi, ví dụ như uống nhiều nước hơn và đi tiểu thường xuyên hơn. Khi già đi, rất có thể mèo cũng gặp khó khăn khi đi tiểu trong hộp vệ sinh, đồng thời mèo cũng có thể đi vệ sinh ở nhiều khu vực khác nhau trong nhà.

Bệnh tiểu đường

Đi tiểu nhiều và khát nước thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường ở mèo.

Vấn đề về hormone này phát triển khi cơ thể mèo không sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra, đường sẽ tràn vào nước tiểu của mèo.

Mèo cũng sẽ dễ mắc phải căn bệnh này nếu thừa cân, là mèo đực và trên 5 tuổi. 

Một số triệu chứng khác của bệnh tiểu đường ở mèo chính là chân sau yếu, sụt cân, tăng cảm giác thèm ăn và rụng lông thường xuyên, 

Cường giáp

Cường giáp là tình trạng xảy ra ở cả mèo và người. Nếu tuyến giáp của mèo sản xuất nhiều hormone hơn nhu cầu của cơ thể, mèo sẽ mắc phải tình trạng này.

Tình trạng này thường ảnh hưởng đến mèo trên 12 tuổi. Các triệu chứng có thể xảy ra khi mắc cường giáp là nôn mửa, tiêu chảy, thích nhiệt độ lạnh, sụt cân, tăng cảm giác thèm ăn và dễ bị kích động.

Bệnh viêm đường tiết niệu ở mèo

Bệnh thận mãn tính

Bệnh thận mãn tính thường xảy ra ở mèo lớn tuổi, có thể ảnh hưởng đến mèo ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể khiến mèo uống nhiều nước hơn bình thường và đi tiểu nhiều hơn. 

Bệnh cũng có thể gây buồn nôn, nôn mửa, chán ăn và sụt cân. Bệnh thận mãn tính khiến mèo đi tiểu nhiều hơn vì thận không hoạt động bình thường, làm tăng nhu cầu nước để bù nước cho cơ thể.

Một số nhóm bệnh thận điển hình, có thể kể đến như sau: 

  • Rối loạn chức năng thận
  • Bệnh thận mãn tính
  • Giai đoạn đa niệu của bệnh thận cấp
  • Tiểu tiện sau tắc nghẽn
  • Tủy thận
  • Đái tháo nhạt nguyên phát do thận – là một rối loạn bẩm sinh trong đó thận không đáp ứng với hormone chống bài niệu (ADH)
  • Đái tháo nhạt thứ phát do thận (mắc phải)
  • Viêm bể thận (nhiễm trùng thận)
  • Cường vỏ thượng thận (bệnh Cushing)
  • Cường vỏ thượng thận (bệnh Addison)

Một số vấn đề bệnh lý khác

  • Tăng canxi máu (thường do ung thư)
  • Bệnh gan
  • Cường aldosteron (bệnh Conn)
  • Hạ kali máu
  • Đa hồng cầu

Các bước nhận biết dấu hiệu bệnh lý

Nhìn vào tiểu sử

Để nhận biết xem mèo có mắc bệnh nghiêm trọng khi mèo bị đái dắt không, thường thì các bác sĩ sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi để tìm ra các manh mối, triệu chứng bé mèo đã mắc trước đó. 

Ví dụ, một con mèo có cảm giác thèm ăn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hoặc cường giáp hơn là suy thận.

Khám sức khoẻ toàn diện

Ví dụ: Hạch bạch huyết to có thể có nghĩa là u lympho, liên quan đến nồng độ canxi trong máu cao (tăng canxi huyết).

  • Xét nghiệm ban đầu
  • Xét nghiệm ban đầu bao gồm:
  • Xét nghiệm huyết học (hồng cầu và bạch cầu)
  • Xét nghiệm sinh hóa

Xét nghiệm nước tiểu

Nếu không đưa ra được chẩn đoán từ các xét nghiệm cơ bản này, sẽ cần phải xét nghiệm bổ sung, ví dụ như:

  • Xét nghiệm máu thêm (ví dụ: xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm cortisol)
  • Chụp siêu âm và chụp X-quang

Nếu các xét nghiệm này cũng bình thường, các bác sĩ thường sẽ tiếp tục thu hẹp chẩn đoán, để phân biệt thành đái tháo nhạt (trung ương hoặc thận) và chứng uống nhiều nước nguyên phát:

  • Thử nghiệm với vasopressin (hoặc desmopressin)
  • Xét nghiệm thiếu nước 

Chẩn đoán bệnh lý

Bác sĩ sẽ cần khám cho mèo thật kỹ để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Thường thì bác sĩ sẽ đo nhiệt độ, cân nặng, nhịp tim và nhịp thở của mèo trước khi tiến hành khám sức khỏe.

Bác sĩ thú y cũng sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến tiền sử sức khỏe của mèo. 

Hãy cố gắng ghi nhớ lại và cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin để có thể giúp bác sĩ đưa ra các thông tin cụ thể và rõ ràng nhất, vì rất có thể, đây là những vấn đề bất thường. 

Xét nghiệm cũng là một phần không thể thiếu của quá trình chẩn đoán, thường thì bác sĩ sẽ lấy máu để xét nghiệm hóa chất và công thức máu toàn phần.

Bác sĩ cũng sẽ lấy mẫu nước tiểu để phân tích. Chụp X-quang cũng sẽ được thực hiện để loại trừ bất kỳ bất thường nào ở đường tiết niệu hoặc các bộ phận liên quan của mèo.

Điều trị tình trạng đi tiểu nhiều và khát nước ở mèo
Điều trị tình trạng đi tiểu nhiều và khát nước ở mèo

Điều trị tình trạng đi tiểu nhiều và khát nước ở mèo

Điều trị tình trạng mèo bị đái dắt thường sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề.

Nếu mèo của bạn khỏe mạnh về mọi mặt khác, thì có thể vấn đề này chỉ là tác động tự nhiên của quá trình lão hóa.

Mèo được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường có thể sẽ phải tiêm insulin, đồng thời áp dụng chế độ ăn đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu.

Mèo mắc bệnh cường giáp cũng có thể sẽ phải điều trị tại bệnh viện thú y chuyên khoa hoặc uống thuốc thường xuyên. 

Nếu mèo mắc bệnh thận mãn tính, bác sĩ có thể cho mèo ăn thức ăn có lợi cho thận và điều trị bằng thuốc khi cần thiết. Trong mọi trường hợp, bác sĩ thú y có thể khuyến nghị theo dõi hoặc quản lý lượng nước uống hàng ngày liên tục.

Lựa chọn thức ăn có hàm lượng Phốt pho, Magiê, Canxi, Protein thấp (thường tìm thấy ở các loại thức ăn đóng gói sẵn). Đây cũng chính là nguyên nhân gây siỏi thận. 

Kích thích mèo uống nước nhiều hơn, cho các bé đang bị viêm đường tiết niệu ăn nhiều thức ăn ướt hơn.

Nguồn dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp mèo có được nồng độ khoáng chất, với lượng pH phù hợp trong nước tiểu, giảm viêm nhiễm tốt nhất. 

Thuốc kháng sinh là cách để điều trị nhiễm trùng bàng quang, các bạn cũng có thể phải cho bé đi bác sĩ để lấy sỏi bàng quang. Tuy nhiên, tốt nhất không nên tự điều trị tại nhà, mà hãy cho bé mèo đến bác sĩ thú y gần nhất!

Phục hồi tình trạng bệnh lý

Việc phục hồi của mèo thường sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán và kế hoạch điều trị do bác sĩ thú y đưa ra.

Trong nhiều trường hợp, tình trạng này không thể điều trị dứt điểm, tất cả những gì có thể làm là kiểm soát các triệu chứng.

Nếu bác sĩ chẩn đoán mèo của bạn mắc một tình trạng cần dùng thuốc, có thể mèo sẽ phải tiếp tục được theo dõi trong vài tháng sau đó. Điều quan trọng nhất chính là phải theo dõi và cập nhật tình hình sức khoẻ của bé mèo với bác sĩ thường xuyên, để có phương hướng điều trị tốt nhất. 

Cách phòng và kiểm soát mèo bị đái dắt 

Mèo rất nhạy cảm, vì vậy các con sen hãy luôn theo sát để mèo luôn có sức khoẻ tốt nhất. Càn lưu ý rằng, các bệnh lý như bệnh viêm đường tiết niệu là một bệnh mãn tính, rất khó để chữa dứt điểm. 

Cách duy nhất có thể phòng tránh căn bệnh này chính là có một chế độ dinh dưỡng cho mèo hợp lý, đồng thời theo dõi để kịp thời phát hiện ra các triệu chứng sớm nhất, với một số phương pháp phòng tránh, cụ thể như sau: 

  1. Thay nước thường xuyên, đảm bảo bé uống đủ nước. 
  2. Cho bé ăn tươi, ăn raw với các loại thức ăn ướt khác nhau để tăng khả năng hấp thụ nước.
  3. Ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
  4. Giảm căng thẳng, tạo môi trường sống tốt nhất. Nuôi khoảng 2 bé để các bé có thể chơi với nhau. 
  5. Luôn giữ chậu cát thật sạch sẽ, tránh bé mèo phải nhịn tiểu.

Theo dõi kênh ngay để nhận được thật nhiều thông tin chăm sóc chó mèo thú vị!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lên đầu trang