Mèo hay bị nôn chính là khi các bé bị trào ngược và thải thực phẩm trong dạ dày từ miệng. Nôn mửa xảy ra khi có sự rối loạn dạ dày, tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu của khá nhiều bệnh và các vấn đề liên quan đến sức khoẻ.
Thường bác sĩ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nôn. Hầu hết các trường hợp nôn mửa cấp tính, khi nôn mửa kéo dài chưa đến hai đến ba ngày, có thể được chữa khỏi bằng cách điều trị đơn giản mà không cần chẩn đoán nguyên nhân cơ bản.
Nếu mèo hay bị nôn mửa thường xuyên, liên tục thì nghiêm trọng hơn rất nhiều, có thể dẫn đến các vấn đề thứ phát, ví dụ mất nước và rối loạn nồng độ chất điện giải như natri, có thể khiến mèo tử vong.
Mèo hay bị nôn có thể là do bị rối loạn đường ruột nhẹ, ví dụ như ăn phải thực vật, thức ăn hỏng hoặc cảm nhận được vị khó chịu trong thức ăn, hoặc ăn phải các loại côn trùng.
Nôn cũng có thể là triệu chứng của các căn bệnh nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, tắc ruột do dị vật (vật thể không tiêu hóa bị kẹt trong ruột hoặc dạ dày), tắc đường tiết niệu, bệnh gan, bệnh tuyến giáp, bệnh viêm ruột hoặc ung thư.
Nếu không được điều trị kịp thời, những căn bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn rất nhiều, bao gồm cả hôn mê và tử vong.
Nguyên nhân khiến mèo hay bị nôn
Búi lông mèo
Mèo hay bị nôn không phải là một căn bệnh, và chỉ là một triệu chứng. Mèo khá dễ nôn, nhất là khi bé hay tự liếm mình với khá nhiều lông mèo vào cuống họng và dạ dày, do đó, một con mèo khỏe mạnh thi thoảng nôn ra búi lông là điều khá bình thường. Ngoài ra, khi ăn quá nhanh, các bé cũng có thể sẽ nôn ra lượng thức ăn vừa hấp thụ.
Tuy nhiên, nếu các hiện tượng nêu trên diễn ra quá nhiều, tốt nhất hãy liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn tốt nhất.
Nguyên nhân khác khiến mèo bị bệnh
- Thay đổi chế độ ăn đột ngột. Hãy thực hiện quá trình chuyển đổi đồ ăn từ từ, để giảm thiểu nguy cơ gây đau bụng.
- Bé ăn quá nhiều hoặc quá nhanh.
- Không dung nạp hoặc dị ứng với một số thành phần trong thực phẩm.
- Ăn phải chất động như sản phẩm gia dụng độc hại, thực vật nguy hiểm hoặc một số loại thực phẩm của con người.
- Tắc nghẽn và nuốt phải đồ vật
- Bệnh truyền nhiễm do một số loại vi-rút, vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra
- Bệnh viêm ruột (IBD)
- Ảnh hưởng từ bệnh gan, thận và tuyến tụy
- Ung thư
- Táo bón, bệnh ở ruột già
Dấu hiệu cho thấy mèo sắp nôn
Đương nhiên, mèo sẽ cảm thấy buồn nôn, và trở nên bồn chồn và lo lắng. Mèo sẽ liên tục liếm môi, tiết nước bọt và liên tục nuốt, sau đó sẽ có các cơn co thắt mạnh ở cơ bụng, đẩy rất nhiều chất lỏng, bọt hoặc thức ăn ra ngoài qua miệng.
Sau đó, mèo sẽ cố gắng khạc liên tục để khiến thức ăn trôi ra ngoài, và chắc chắn sẽ cảm thấy cực kỳ đau đớn trong quá trình nôn mửa này.
Phân biệt giữa nôn, ho và trào ngược
Điều quan trọng nhất là phải phân biệt được các cơn co thắt bụng có liên quan đến ho.
Mèo có thể ho ra bọt, hoặc dị vật nếu có lỡ nuốt vào. Mèo thường sẽ khom người xuống khi ho với phần cổ duỗi ra.
Tốt nhất, hãy đặt máy quay và quay lại quá trình này để giúp bác sĩ thú y phân biệt giữa ho và nôn khi đưa bé đi thăm khám.
Ngoài ra, các con sen cũng cần phân biệt được sự khác biệt giữa nôn và trào ngược, thường sẽ ảnh hưởng đến thực quản, với các đặc điểm và dấu hiệu như sau:
- Nôn thường liên quan đến co thắt bụng, mèo sẽ cố gắng nôn thức ăn ra ngoài
- Trào ngược xảy ra rất nhanh, không có co thắt bụng, có thể diễn ra ngay khi bé đang ăn hoặc uống.
Nôn cấp tính là gì?
Nôn cấp tính là tình trạng nôn kéo dài từ 2-3 ngày. Tốt nhất, hãy phản ứng nhanh với thuốc, với các triệu chứng đơn giản, cụ thể là mèo chỉ nôn ra đồ ăn. Rất khó để xác định được nguyên nhân của các vấn đề đơn giản, mà sẽ hải theo dõi liên tục để xem liệu bé có ăn phải thức ăn bị hỏng không.
Nôn cấp tính có thể khiến mèo bị mất nước với cơ thể yếu đi; do đó, để đảm bảo an toàn cho bé, hãy cho các bé đi viện vào khoảng 1 ngày sau khi có dấu hiệu nôn liên tục, để được các bác sĩ thú y chẩn đoán nguyên nhân tiềm ẩn nghiêm trọng, đồng thời thực hiện thêm các xét nghiệm, có được liệu trình điều trị cụ thể và cách chăm sóc tích cực hiệu quả.
Chẩn đoán vấn đề từ bãi nôn của mèo
Nếu mèo hay bị nôn, chắc chắn rằng bạn sẽ quan được xem mèo đang nôn ra những gì thường rơi vào các trường hợp như sau:
- Nôn ra búi lông là phổ biến nhất, lông thường sẽ búi lại dưới dạng ống nhỏ, thường sẽ bị bao phủ bởi bọt hoặc dịch dạ dày.
- Thức ăn chưa được nhai hết, cho thấy rằng bé đã nhai không kỹ, thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn; và thường bé sẽ nôn ngay sau khi ăn.
- Bọt trắng trong bãi nôn là sự kết hợp của dịch dạ dày và chất nhầy; thường sẽ nôn khi bụng đói. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần để ý sức khỏe bé sát sao hơn.
- Nếu bạn có mèo con chưa được tẩy giun, có thể sẽ thấy giun sán trong bãi nôn, vấn đề này cũng có thể xảy ra ở mèo trưởng thành. Điều này không phổ biến, và cũng cực kỳ không bình thường, tốt nhất hãy liên hệ với bác sỹ thú y để được tư vấn thăm khám ngay.
Mèo hay bị nôn sẽ được điều trị y khoa như thế nào?
Thường thì các bác sĩ sẽ chỉ kê đơn thuốc với các trường hợp nôn cấp tính nhẹ.
Khi thăm khác, chắc chắn rằng các bác sĩ thú y sẽ khuyên bạn cho bé ăn nhạt, dễ tiêu hóa với lượng nhỏ, với nhiều bữa trong ngày.
Một chế độ ăn theo đơn của bác sĩ thú y được sẽ được thiết kế để giúp mèo dễ tiêu hoá nhất.
Khi bị kích ứng ruột này, tốt nhất hãy tránh cho mèo ăn ăn linh tinh, không cho bé ăn bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài những loại đã được bác sỹ chỉ định, đặc biệt trong giai đoạn nhạy cảm.
Với các bé có giun sán, thường các bác sĩ sẽ chỉ định cho bé uống thuốc tẩy giun ngay lập tức. Khoảng 1-2 ngày sau khi tẩy giun, khi đi đại tiện có thể sẽ giun chết trong phân.
Xem thêm: Tẩy giun cho mèo
Triệu chứng cần xét nghiệm và phương pháp điều trị điển hình
Ngoài vấn đề mèo hay bị nôn ra, các bác sĩ cũng sẽ nhìn vào các triệu chứng khác để tìm ra bệnh của bé, với các dấu hiệu điển hình như:
- Mèo bị trầm cảm, lờ đờ hoặc sốt
- Mèo bị sụt cân
- Mèo nôn ra máu (Có thể là một vài đốm máu tươi)
- Hay bị đau bụng với thái độ cực kỳ khó chịu, đặc biệt khi chạm vào bung của mèo.
- Chất lượng phân; Táo bón hoặc tiêu chảy.
- Tần suất và lượng nôn
- Liệu có mối liên hệ nào giữa hiện tượng mèo bị nôn và thói quen ăn uống không
- Có mùi khó chịu hoặc màu sắc bất thường khi nôn
- Mèo đã được ăn gì trong thời gian vừa rồi, có thay đổi chế độ ăn gần đây không. Mèo có ăn gì bậy bạ không.
- Mèo có đang theo bất cứ phương pháp điều trị nào hay không
- Các bé cùng đàn có gặp vấn đề tương tự hay không?
Chăm sóc mèo hay bị nôn ở nhà
Ngoài ra, các bạn cũng có thể chủ động nấu đồ ăn tươi tại nhà cho bé. Hãy đảm bảo rằng bé luôn uống đủ nước, để ngăn ngừa tối đa tình trạng mất nước ở mèo.
Khi dạ dày của mèo đang hồi phục, các bạn hoàn toàn có thể cho bé ăn thêm thực phẩm lỏng, sau đó dần tăng trở lại lượng bình thường. Quá trình này thường sẽ chỉ diễn ra trong một vài ngày.
Trong một số trường hợp, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc để kiểm soát tình trạng nôn mửa hoặc giảm viêm, ví dụ như maropitant citrate (tên thương mại Cerenia®), famotidine (tên thương mại Pepcid®) và metronidazole (tên thương mại Flagyl®).
Các loại thuốc này cho phép cơ thể mèo tự chữa lành và khắc phục vấn đề ở dạ dày.
Nếu mèo không có dấu hiệu cải thiện sau khi điều trị triệu chứng, tốt nhất hãy cho bé đi xét nghiệm thêm, để tìm ra nguyên nhân, hoặc đơn giản là để thay đổi thuốc.
Điều trị hoặc xét nghiệm chẩn đoán khác
Nếu tình trạng nôn mửa dần trở nên nghiêm trọng, hoặc nếu bác sĩ thú y nghi ngờ có vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn, ví dụ như có liên quan đến bệnh thận hoặc gan, bạn sẽ cần cho bé được điều trị tích cực hơn. Rất có thể, bạn sẽ phải đưa bé vào bệnh viện để truyền dịch tĩnh mạch nhằm chống mất nước, đồng thời điều chỉnh để giảm thiểu sự mất cân bằng nào về nồng độ chất điện giải.
Trong một số trường hợp, có thể bác sĩ sẽ cho bé tiêm để kiểm soát tình trạng nôn mửa. Trong trường hợp cần theo dõi, rất có thể bạn sẽ được yêu cầu truyền dịch và các dung dịch đặc biệt tại nhà, do đó hãy đảm bảo rằng bạn đã thực hiện đúng như lời bác sĩ dặn dò. Hãy thật kiên nhẫn, chỉ truyền một lượng nhỏ theo từng đợt theo chỉ định thôi nhé.
Rất có thể, bạn sẽ phải truyền dịch tĩnh mạch giúp bé chống mất nước, đồng thời làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán trong trường hợp bé đã nôn trong nhiều ngày, mặc dù tình trạng nôn mửa có thể diễn ra không liên tục, mèo có vẻ khỏe mạnh.
Trong những trường hợp này, các bác sĩ sẽ cần phải xác định được nguyên nhân cơ bản phải để có hướng điều trị thích hợp, với các xét nghiệm điển hình có thể kể đến như sau:
- Xét nghiệm máu giúp nhận ra các vấn đề nhiễm trùng, bệnh về thận và gan, bệnh tuyến giáp hoặc bệnh tiểu đường…
- Chụp X-quang có thể cho thấy các bất thường ở thực quản hoặc dạ dày, để xác định được các vấn đề tắc nghẽn, khối u, loét, dị vật…
- Siêu âm cũng là để kiểm tra dạ dày và ruột. Siêu âm có thể xác định các tắc nghẽn/tắc nghẽn, khối u cũng như tình trạng viêm trong dạ dày hoặc niêm mạc ruột.
- Nội soi, là phương pháp xem bên trong dạ dày trực tiếp thông qua nội soi, với ống mềm có gắn camera, chính là cách để tìm ra nguyên nhân.
- Phẫu thuật nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật thăm dò là cần thiết, đặc biệt là khi nghi ngờ có tắc nghẽn trong ruột, cần lấy mẫu sinh thiết. Đây vừa là thủ thuật chẩn đoán và cả điều trị. Bác sĩ thường sẽ kiểm tra tất cả các cơ quan trong bụng mèo, để cố gắng xác định nguồn gây nôn.
Lưu ý: Nội soi yêu cầu bác sĩ phải gây mê toàn thân cho mèo.
Câu hỏi thường gặp
Cách phòng tránh mèo bị nôn đơn giản
Chải lông để giảm thiểu lượng lông mèo rụng chính là cách nhanh nhất để tránh bé nuốt phải lông, nguyên nhân phổ biến khiến mèo hay nôn. Hãy cho bé ăn từ từ với khẩu phần nhỏ, để tránh các bé tham ăn và ăn quá nhanh.
Mèo hay bị nôn thì nên cho ăn gì?
Các loại thức ăn mềm giàu đạm, ví dụ như thịt gà không da, cá, hoặc phomai ít béo, giúp bé có đầy đủ dinh dưỡng và tránh khó bị nôn hơn.
Khi nào nên đưa mèo bị nôn tới thú y?
Mèo nôn ra giun sán, nôn ra bọt trắng, ra máu, hoặc lờ đờ mệt mỏi mỗi lần nôn xong… đều là các dấu hiệu cho thấy cần đưa bé đi bác sĩ ngay lập tức.
Theo dõi kênh ngay để nhận thật nhiều thông tin chăm sóc chó mèo hữu ích!